Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Cập nhật thị trường gạo Trung Quốc tháng 3/2018
12 | 04 | 2018
Ngày 18/1/2018, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc (MOA) công bố Các điểm chính trong kế hoạch hoạt động ngành năm 2018. MOA thông báo kế hoạch giảm mạnh diện tích trồng lúa tới hơn 670.000ha, tương đương 2,2% tổng diện tích trồng lúa niên vụ 2017/18. Giảm 670.000ha về tương đối không gây ra hậu quả lớn, nhưng là một tín hiệu quan trọng cho thấy Trung Quốc sẽ cải cách ngành lúa gạo của nước này.

Sản xuất

Sản lượng lúa Trung Quốc niên vụ 2018/19 dự báo đạt 204,3 triệu tấn, giảm 4,3 triệu tấn, tương đương 1,7% so với niên vụ 2017/18. Đây là mức giảm sản lượng rất mạnh gây ra bởi các động thái can thiệp của chính phủ. Diện tích trồng lúa niên vụ 2018/19 của Trung Quốc ước đạt 29,5 triệu ha, giảm 600.000ha do các chính sách của chính phủ và biên lợi nhuận giảm đối với gạo india chính vụ/trễ và gạo japonica. Tại Trung Quốc, lúa indica sớm bắt đầu trồng vào tháng 3. Lúa indica muộn kết thúc vụ trồng vào tháng 6. Vào thời điểm này, hoạt động gieo sạ lúa indica sớm tại miền nam Trung Quốc đang ở mức đỉnh điểm.

Ngày 18/1/2018, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc (MOA) công bố Các điểm chính trong kế hoạch hoạt động ngành năm 2018. MOA thông báo kế hoạch giảm mạnh diện tích trồng lúa tới hơn 670.000ha, tương đương 2,2% tổng diệnt ích trồng lúa niên vụ 2017/18. Giảm 670.000ha về tương đối không gây ra hậu quả lớn, nhưng là một tín hiệu quan trọng cho thấy Trung Quốc sẽ cải cách ngành lúa gạo của nước này.

Diện tích trồng lúa tại đông Bắc Trung Quốc và lưu vực sông Dương Tử sẽ được luân phiên bỏ hoang. Tại vùng đông bắc Trung Quốc, nông dân được khuyến khích chuyển sang trồng ngô, khoai tây và các loại đậu do tình trạng khan hiếm nguồn nước và mùa trồng trọt ngắn phù hợp với sản xuất lúa japonica bền vững. Tại lưu vực sông Dương Tử, nông dân tại các khu vực trung du, như các vùng lúa bậc thang, sẽ được khuyến khích chuyển từ hai vụ lúa indica sang các loại cây trồng hoặc rau 1 vụ. Nông dân sẽ được hỗ trợ theo các chính sách để phát triển sinh kế phi nông nghiệp, tăng sản xuất nông nghiệp có GTGT, và các nguồn lực tài chính để khởi nghiệp doanh nghiệp chế biến ngũ cốc, thương mại điện tử và du lịch nông nghiệp.

Ngày 9/2, NDRC công bố chính sách giá sàn (MSP) cho niên vụ 2018/19 đối với hàng loạt loại gạo, giảm MSP tới 13% so với niên vụ trước. MSP đối với lúa gạo indica sớm và indica muộn (loại 3) giảm 32 USD xuống còn lần lượt 380 USD/tấn và 400 USD/tấn. MSP đối với lúa gạo japonica giảm 64 USD xuống còn 413 USD/tấn. Mức giảm 13% là mức giảm mạnh nhất của giá sàn thu mua gạo kể từ khi chính sách này bắt đầu từ năm 2004. Các chính sách mang tính cải cách này sẽ có tác động định hướng sản xuất niên vụ 2018/19, tác động tới sản xuất lẫn cung – cầu. Ngoài giảm giá sàn, NDRC cũng thông báo chính phủ sẽ “trợ cấp tiền mặt”cho nông dân tại các tỉnh sản xuất lúa gạo chính để duy trì sản xuất ổn định. Chính sách trợ cấp ngày gắn với sản xuất hơn là chính sách giá sàn trong tuân thủ các quy định của WTO.

Cuối cùng, MOA thông báo cũng sẽ hỗ trợ thu nhập nông nghiệp thông qua mở rộng chính sách bảo hiểm nông nghiệp để bù đắp tác động của giá sàn giảm và đảm bảo doanh thu cho các nhà sản xuất lúa gạo.

MOA dự báo hơn 80% tổng diện tích trồng lúa niên vụ 2018/19 sẽ tập trung sản xuất lúa chất lượng cao và các loại lúa gạo đặc sản, tăng khoảng 1,5% so với năm 2017. Tháng 9/2017, cha đẻ giống lúa lai của Trung Quốc Yuan Longping thông báo phát triển một giống lúa có thể trồng trên các vùng đất ô nhiễm mà không chứa cadmium. Ông Longping cũng phát triển các giống lúa có thể trồng trên đất nhiễm mặn. Các kết quả thử nghiệm cho thấy năng suất đạt từ 6,5 – 9,3 tấn/ha. Ngày 23/1/2018, các nhà nghiên cứu tại Huazhong Agricultural University đã nộp hồ sơ và nhận được phê chuẩn an toàn thực phẩm từ Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) đối với giống gạo biến đổi gene có tên gọi Huahui-1. Sản lượng lúa niên vụ 2017/18 của Trung Quốc ước đạt 208,6 triệu tấn.

Tiêu dùng

Tiêu dùng gạo niên vụ 2018/19 của Trung Quốc dự báo đạt 145 triệu tấn, tăng 2,3 triệu tấn so với niên vụ 2017/18 do tăng FSI và sử dụng làm TACN. Nhìn chung, gạo vẫn là lương thực thiết yếu tại Trung Quốc. Hàng ngàn năm qua, các lãnh đạo và chính phủ Trung Quốc đã liên tục hỗ trợ sản xuất lúa gạo vì vấn đề an ninh lương thực.

Tuy nhiên, thói quen ăn uống tại Trung Quốc đang thay đổi mạnh trong những năm gần đây. Thứ nhất, thu nhập tăng và thay đổi thực đơn tăng thịt, sữa và rau dẫn đến giảm tiêu dùng gạo. Thứ hai, sự nổi lên gần đây của các nền tảng giao đồ ăn trực tuyến đang thay đổi tần suất các bữa ăn gia đình lẫn nhà hàng.

Tồn kho cao hiện đang gây áp lực lớn lên ngân sách chính phủ, các nhà làm chính sách tại Trung Quốc đang phát đi tín hiệu cho thấy sẽ sớm áp dụng các chính sách thúc đẩy chế biến gạo làm TACN hoặc sản xuất ethanol. Sự thay đổi này mang tính lịch sử và cho thấy một sự đảo ngược căn bản trong chính sách an ninh lương thực quốc gia và văn hóa gắn với lúa gạo làm ngũ cốc thiết yếu. Hệ quả là các kho gạo cũ của chính phủ có thể sẽ thay thế ngô và sắn trong chế biến tinh bột công nghiệp và sản xuất ethanol.

Sử dụng gạo làm TACN niên vụ 2018/19 dự báo tăng. Giá đang trong khuynh hướng giảm và lượng lớn gạo cũ mà chính phủ Trung Quốc chào bán trong các đợt đấu giá và giá ngô tiếp tục tăng, các nhà sản xuất TACN Trung Quốc có thể goi gạo là một nguồn nguyên liệu thay thế cho ngô trong công thức sản xuất TACN. Việc ngừng thu mua gạo india chính vụ/trễ thông báo vào cuối tháng 1/2018 và thông báo về mức giá sàn mới cho niên vụ tới sẽ gây áp lực giảm giá gạo indica chính vụ/trễ trong ngắn hạn.

Tiêu dùng gạo niên vụ 2017/18 tại Trung Quốc ước đạt 142,7 triệu tấn. Ngày 23/1/2018, khảo sát trên toàn quốc đối với chất lượng gạo niên vụ 2017/18 do Trung tâm giám sát chất lượng ngũ cốc thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc tiến hành, cho thấy chất lượng gạo indica chính vụ/muộn giảm so với niên vụ 2015/16 về tỷ lệ xay xát, tỷ lệ gạo tấm, và tỷ lệ mẫu thử loại 1. Ngược lại, chất lượng gạo japonica được báo cáo ổn định.

Nhập khẩu

Nhập khẩu gạo của Trung Quốc niên vụ 2018/19 dự báo đạt 5,3 triệu tấn, giảm 200.000 tấn so với niên vụ 2017/18 do cải cách giá sàn của chính phủ nước này. Việc thông báo giá sàn MSP thấp hơn dự báo từ chính phủ Trung Quốc được cho là sẽ thu hẹp chênh lệch giá gạo nội địa và giá gạo quốc tế tại thị trường Trung Quốc.

Từ năm 2012, Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu gạo từ Nam và Đông Nam Á. Trong 5 năm qua, lượng nhập khẩu đã tăng hơn 10%/năm do giá gạo nhập khẩu liên tục thấp hơn giá gạo nội địa, vốn duy trì ở mức cao nhờ các chính sách nội địa và chi phí sản xuất cao.

Diễn biến nhập khẩu gạo của Trung Quốc cũng thay đổi. Trước đây, mùa lễ hội xuân là động lực tiêu dùng mạnh tất cả các hàng hóa, bao gồm gạo. Trong những năm gần đây, các khuynh hướng tiêu dùng mới nổi như các nhà bán lẻ thương mại điện tử đã giảm nhẹ áp lực mua sắm trong kỳ nghỉ lễ này đặc biệt là những hàng hóa nặng và đóng gói lớn, như gạo. Người mua có thể thể mua các sản phẩm rẻ hơn, đóng gói nhỏ hơn, với tần suất nhiều hơn. Ngoài ra, Trung Quốc đang đi theo hướng một quốc gia đô thị hóa chiếm phần lớn nên tiêu dùng gạo trên đầu người cũng đang giảm.

Trung Quốc là quốc gia đang đô thị hóa với tiêu dùng gạo trên đầu người giảm.

Giá FOB của các nhà xuất khẩu gạo lớn sang thị trường Trung Quốc

Ngày

FOB gạo Thái

FOB gạo Việt

FOB gạo Ấn Độ

Giá sàn lúa (MSP)

5/1/2018

$398-400

$390-395

$421-424

Indica sớm $381
Indica chính vụ/muộn $400
Japonica $413

2/2/2018

$443-446

$440-450

$447-451

6/3/2018

$395-400

$410-415

$419-423

Trung Quốc đang mở rộng nguồn cung nhập khẩu gạo. Ngày 19/7/2017, Trung Quốc đã ký nghị định thư kiểm dịch cho nhập khẩu gạo Mỹ. Nhập khẩu gạo của Trung Quốc trong niên vụ 2017/18 ước đạt 5,4 triệu tấn, thấp hơn ước tính hồi tháng 3 của USDA.

Theo USDA (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường