Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Trump mở đường quay lại TPP, tìm góc công kích mới lên Trung Quốc
17 | 04 | 2018
Mỹ có thể gia nhập lại TPP, theo các tuyên bố của tổng thống Donald Trump đưa ra ngày 12/4. Trump phát biểu trước các thượng nghị sĩ Cộng hòa cho biết ông đã yêu cầu Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và tư vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow nối lại các cuộc đàm phán TPP, theo Reuters đưa tin. Động thái này diễn ra một tuần sau khi Mỹ và Trung Quốc liên tục ăn miếng trả miếng áp thuế lên hàng loạt hàng hóa. Xem xét gia nhập lại TPP là một thay đổi lớn trong hướng đi chiến lược của ông Trump – vị tổng thống đã tự quyết định đưa Mỹ ra khỏi TPP trong ngày đầu tiên ở vị trí quyền lực này, gọi TPP là một “thảm họa”.

Trong thời gian quá độ sau quyết định của Mỹ, 11 nước khác trong TPP đã có bước đi mạnh mẽ tiến đến một phiên bản điều chỉnh của TPP, được ký kết vào cuối tháng 3 vừa qua. Trong một bài đăng trên Twitter, ông Trump làm rõ vị trí ông mong muốn trong TPP, cho rằng Mỹ sẽ “chỉ gia nhập TPP nếu thỏa thuận này tốt hơn nhiều so với thỏa thuận thời tổng thống Obama. Chúng ta đã có các thỏa thuận thương mại song phương với 6/11 nơcs trong TPP và đang đàm phán để dạt thỏa thuận với nền kinh tế lớn nhất trong TPP hiện nay, Nhật Bản – nước đã gây thiệt hại thương mại lớn cho Mỹ nhiều năm qua!”.

Các lãnh đạo tại khu vực châu Á Thái Bình Dương phản ứng lại tuyên bố của ông Trump với thái độ hy vọng và nghi hoặc lẫn lộn. “Nếu điều này thành sự thật, tôi sẽ chào mừng sự kiện này”, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso phát biểu. Tuy nhiên, ông Trump “…là một cá nhân thay đổi liên tục nên ông ấy có thể lại nói khác vào ngày tiếp theo”.

Tác động chính của việc Mỹ quay trở lại TPP có thể là khả năng tích hợp lại một số điều khoản liên quan đến mua sắm chính phủ, tài sản trí tuệ và đầu tư đã bị tạm ngừng thảo luận sau khi Mỹ rời thỏa thuận này. Những vấn đề này không liên quan nhiều đến ngành thủy sản, mặc dù theo các quy định đầu tư mới có thể ngăn sở hữu nước ngoài trong chia sẻ nguồn lợi thủy sản khai thác có thể bị bãi bỏ, cho phép nước ngoài sở hữu một phần nguồn lực thủy sản của Mỹ. Việc hạ thuế nhập khẩu tôm Indonesia và Malaysia có thể là các hiệu ứng chính.

Những phản ứng ban đầu trong báo giới Trung Quốc phần lớn tập trung vào phản ứng tích cực từ phía Tokyo, vốn đã chỉ trích các động thái của ông Trump đối với Trung Quốc là tiêu cực. Các nhà bình luận hàng đầu tại Trung Quốc cho rằng ông Trump đang sử dụng cái bóng của vị thế thành viên TPP của Mỹ làm miếng mồi mặc cả trong các cuộc đàm phán thương mại sắp tới với Bắc Kinh.

Luo Zhengxing, trưởng cơ quan nghiên cứu Mỹ tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng bằng cách phát đi tín hiệu về tái gia nhập TPP, chính quyèn Trump cũng có thể tìm cách tạo ra một khối thương mại mới có quyền năng “thay đổi các quy định thương mại” theo hướng cô lập Trung Quốc và buộc nước này phải lái theo hướng mà Mỹ mong muốn. Tuy nhiên, ông Lue cho rằng TPP là một “thể chế mờ nhạt” đối với xuất khẩu nông sản Mỹ và Nhật Bản “chắc chắn không thể là thị trường thay thế” cho Trung Quốc trong thị trường xuất khẩu đậu tương Mỹ.

Một nhà bình luận nổi tiếng khác, Zhang Wenzong tại Viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc, cũng cho rằng động thái tuyên bố của ông Trump về TPP là một miếng mồi mặc cả trong các cuộc đàm phán thương mại Trung Quốc – Mỹ nhưng cũng cho rằng ông Trump đã phát đi tín hiệu này từ khi tham gia Hội nghị Davos hồi đầu năm nay.

Tuyên bố về TPP của ông Trump đang tạo nên một làn sóng binh luận trong báo giới Trung Quốc, thường cáo buộc Mỹ đang tìm cách thu hẹp các mối quan hệ đồng minh của Trung Quốc tại châu Á để ngăn chặn “sự trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc, đặc biệt là khi Trung Quốc đang tích cực triển khai sáng kiến Một vành đai, Một con đường nhằm gắn kết các nền kinh tế khu vực vào Trung Quốc thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng.

Theo Seafood Source (gappingworld.com)

 



Báo cáo phân tích thị trường