Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Sản lượng chè năm 2018 của Ấn Độ dự báo giảm so với năm 2017
17 | 06 | 2018
Cơn hưng phấn trước sản lượng chè tăng hồi tháng 3 vừa qua đã tiêu tán bởi trong tháng 4, sản lượng chè của cả miền bắc và nam Ấn Độ đều giảm so với cùng kỳ năm 2017. Hệ quả là sản xuất chè của Ấn Độ có thể quay trở lại tình trạng hồi 2 tháng đầu năm – khi sản lượng chè thấp hơn so với năm 2017.

“Hội đồng Chè Ấn Độ vừa công bố dữ liệu tháng 4, cho thấy sản lượng chè của Ấn Độ đạt 85.740 tấn, so với mức 92.410 tấn trong tháng 4/2017, giảm 6.670 tấn, tương đương 7,22%”, theo Rajesh Gupta, chịu trách nhiệm tổng hợp dữ liệu hàng năm cho Global Tea Digest, cho hay.

Trong khi sản lượng chè tháng 3/2018 của miền bắc Ấn tăng so với cùng kỳ năm 2017, sản lượng chè tháng 4 giảm do thời tiết bất lợi tại nhiều khu vực sản xuất chè lớn. Tháng 4/2018, sản lượng chè của bắc Ấn Độ đạt 63.280 tấn, so với mức 65.860 tấn trong cùng kỳ năm 2017, tương đương giảm 2.580 tấn, hay 3,92%.

Sản lượng chè miền nam Ấn Độ cũng tăng trong tháng 3/2018, nhưng trong tháng 4, sản lượng chè giảm cũng do thời tiết bất lợi, đạt 22.460 tấn, so với 26.550 tấn trong cùng kỳ năm 2017, tương đương giảm 4.090 tấn, hay 15,4%. “Dữ liệu tổng hợp của chúng tôi cho thấy trong 4 tháng đầu năm 2018, sản lượng chè của Ấn Độ đạt 177.940 tấn, so với mức 181.320 tấn cùng kỳ năm 2017, tương đương giảm 3.380 tấn, hay 1,86%”, ông Rajesh Gupta cho biết.

Nhờ sản lượng chè tăng trong những tháng trước đó, sản lượng chè 4 tháng đầu năm của miền bắc Ấn Độ vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2017 nhưng sản lượng chè miền nam giảm trong cùng kỳ so sánh. Trong 4 tháng đầu năm 2018, sản lượng chè của miền bắc Ấn Độ đạt 117.14 tấn, so với 115.430 tấn cùng kỳ năm 2017, tương đương tăng 1.710 tấn, hay 1,48%. Tuy nhiên, mức tăng này không đủ bù đắp mức suy giảm 5.090 tấn, hay 7,72%, của sản lượng chè miền Nam, đạt 60.80 tấn, so với 65.890 tấn trong 4 tháng đầu năm 2017.

Theo The Hindu Business Line (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường