Từ ngày 1/7, Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu đối với 221 mặt hàng thủy sản cho các thành viên của WTO. Trong đó, thuế nhập khẩu đối với cá tra phile sẽ giảm xuống còn 7% và đối với cá tra tươi/ướp lạnh xuống còn lần lượt 10 và 12%. Giảm thuế là cơ hội cho các công ty Việt Nam xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng lợi nhuận, đồng thời giúp thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu cá tra của các thương nhân và công ty lớn, sang thị trường Trung Quốc – thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
Hiện xuất khẩu cá tra từ các thương nhân và công ty lớn phải chịu thuế GTGT 17% và thếu nhập khẩu; trong khi cá tra giao thương bởi các doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình tham gia thương mại biên mậu không phải chịu các loại thuế này. Do đó, giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm này sẽ thúc đẩy các thương nhân và công ty lớn của Việt Nam ký các hợp đồng xuất khẩu cá tra, theo báo Nông nghiệp Việt Nam đưa tin. Ngoài ra, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc cũng được xem là cơ họi cho các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu cá tra sang cả hai thị trường.
Ông Trương Đình Hòe, tổng thư ký VASEP, cho rằng Trung Quốc không chỉ là một thị trường triển vọng xét về quy mô mà còn bởi các món ăn đa dạng. Cá tra phù hợp cho chế biến hàng trăm món ăn khác nhau tại Trung Quốc. Do đó, Việt Nam có thể tăng xuất khẩu cá tra GTGT cao sang thị trường này.
Thống kê từ phía Việt Nam cho biết trong 5 năm qua, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh, với tốc độ tăng trưởng dao động từ 21 – 31%/năm. Trong 5 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc đạt 174,3 triệu USD. Với con số này, cá tra nằm trong nhóm các hàng hóa thủy sản xuất khẩu giá trị lớn nhất sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, xuất khẩu cá tra Việt Nam ở phân khúc các hợp đồng lớn sang Trung Quốc đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, Trung Quốc có rất nhiều quy định khác nhau về các sản phẩm thủy sản so với các thị trường xuất khẩu cá tra khác của Việt Nam, như EU. Trung Quốc cũng đang tăng cường kiểm soát chất lượng cá tra nhập khẩu theo các hợp đồng thương mại nhưng chưa chú ý nhiều tới nguồn cá tra thương mại biên mậu.
Theo VASEP, trong 10 năm qua, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng ổn định. Đây là một trong số ít các thị trường tăng trưởng dương. Trung Quốc có tiềm năng rất lớn cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam trong khi các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn khác của Việt Nam đang giảm lượng nhập khẩu.
Năm 2017, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 4 của Việt Nam, với giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 1,33 tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2017. Trong nửa đầu năm 2018, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc, bao gồm Hong Kong, ước đạt 586,494 triệu USD. Trung Quốc chính thức vượt EU trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam sau Mỹ và Nhật Bản. Trung Quốc được xem là thị trường xuất khẩu quan trọng của thủy sản Việt Nam trong tương lai. Dù vậy, đây là một thị trường tiềm năng nhưng cũng có rất nhiều rủi ro nếu các doanh nghiệp Việt Nam không chú ý tới chất lượng và thương hiệu cho các sản phẩm, theo VASEP cảnh báo.
Theo VNS (gappingworld.com)