Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thị trường cá tra truyền thống thoái vị – Các thị trường mới lên ngôi
23 | 10 | 2017
Theo số liệu thống kê xuất khẩu chính thức, trong quý 1/2017, Việt Nam xuất khẩu xấp xỉ 140.000 tấn cá tra đông lạnh (nguyên con và phile) sang hơn 50 thị trường, gần 92% trong đó là cá tra phile đông lạnh. Các thị trường Mỹ Latin chiếm thị phần lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu cá tra Việt Nam, theo sua là châu Á; trong khi các thị trường chính là Mỹ và EU là giảm mạnh vị thế trong những tháng đầu năm 2017.

Việt Nam

Thị trường Mỹ suy yếu và truyền thông tiêu cực về cá tra tại EU được phản ánh trong xuất khẩu cá tra Việt Nam sang các thị trường này giảm sút. Các nhà xuất khẩu đng tiếp tục tìm kiếm và khai phá các thị trường tiềm năng, đang tăng trưởng tốt. Trung Đông là một trong những thị trường mục tiêu như vậy. Theo Hiệp hội các nhà chế biến – xuất khẩu thủy sản VASEP, xuất khẩu cá tra sang Saudi Arabia tăng mạnh trong 5 năm qua, từ 192 tấn năm 2012 lên 11.000 tấn năm 2016. Năm 2016, Saudi Arabia trở thành nước nhập khẩu cá tra lớn thứ 8 của Việt Nam.

Thị trường Mỹ

Trong quý 1/2017, nhập khẩu cá tra đông lạnh (nguyên con và phile) của Mỹ giảm mạnh về lượng (-24,7%) so với cùng kỳ năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu là do giảm mạnh nhập khẩu từ Việt Nam, mặc dù nhập khẩu cá tra nguyên con đông lạnh tăng lên. Những thay đổi trong Đạo luật Nông trại Mỹ, chuyển quyền quản lý nhập khẩu từ FDA sang USDA, được cho là một trong những nguyên nhân khiến nhập khẩu cá tra từ Việt Nam chậm lại.

Nhập khẩu cá tra đông lạnh (nguyên con và phile) của EU cũng giảm trong quý 1/2017, với mức giảm 14,5% về lượng so với cùng kỳ năm 2016. Mặc dù Việt Nam vẫn là nhà cung cấp cá tra lớn nhất cho EU, Indonesia, Thái Lan, Bangladesh và Myanmar cũng là các nhà cung cấp cá tra cho thị trường này. Tây Ban Nha là nước nhập khẩu cá tra lớn nhất trong số các nước EU, nhưng nhập khẩu cũng giảm 8,75% xuống còn 5.400 tấn trong cùng giai đoạn so sánh. Theo Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Cạnh tranh Tây Ban Nha, năm 2016, Galacia nhập khẩu lượng cá tra lớn nhất trong cơ cấu nhập khẩu của Tây Ban Nha – 6.800 tấn (32%) trong tổng số 21.100 tấn. Theo sau là Valencia với 4.400 tấn (20,6%), Catalonia với 2.500 tấn (12,1%). Các khu vực này chiếm tổng cộng 65% tổng lượng cá tra nhập khẩu của Tây Ban Nha.

Châu Á

Trong quý 1/2017, nhu cầu đối với cá tra phile đông lạnh tại châu Á tăng 14% để đáp ứng cả nhu cầu tiêu dùng hộ gia đình và khu vực dịch vụ ăn uống. Các quốc gia châu Á nhập khẩu xấp xỉ 26.000 tấn cá tra (nguyên con và phile) dựa trên các ước tính chính thức: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hong Kong, và Ấn Độ là các nước nhập khẩu lớn nhất.

Trong quý 1/2017, nhập khẩu cá tra phile đông lạnh của Ấn Độ đạt 1.900 tấn, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2016. Phile cá tra được tiêu dùng rộng rãi trong khu vực dịch vụ ăn uống. Ngoài ra, cá tra nội địa của Ấn Độ cũng đang mở rộng thị trường, mặc dù cỡ phile nhỏ hơn cỡ phile nhập khẩu. Nhập khẩu cá tra của Nhật Bản cũng tăng 29% trong quý 1/2017 so với cùng kỳ năm 2016, đạt 1.000 tấn.

Các thị trường khác

Trong quý 1/2017, nhập khẩu thịt và các loại cá phile đông lạnh của Úc giảm 8,67% so với cùng kỳ năm 2016. Ngoài ra, cá tra phile đông lạnh tăng 7,5% trong cùng kỳ so sánh. Năm 2016, giá nhập khẩu cá tra phile đông lạnh trung bình là 2,47 USD/kg, so với mức giá 2,56 USD/kg trong năm 2015. Trong cùng kỳ so sánh, nhập khẩu cá tra đông lạnh của New Zealand tăng 51% và Nga nổi lên là nước nhập khẩu cá tra lớn thứ 6 với lượng 4.500 tấn.

Mỹ Latin và Caribbean

Trong quý 1/2017, các thị trường này nhập khẩu xấp xỉ 40.000 tấn (nguyên con và phile), trong đó 91% là cá phile đông lạnh. Năm 2016, Brazil đã vượt qua Mexico trở thành thị trường lớn nhất trong khu vực, theo sau là Colombia. Nhập khẩu cá tra của Mỹ Latin chiếm gần 30% tổng thương mại cá tra toàn cầu và là một trong những khu vực xuất khẩu quan trọng nhất của cá tra Việt Nam.

Theo Globefish (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường