Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Năm 2018 xuất khẩu phân bón lượng giảm nhưng kim ngạch tăng
31 | 01 | 2019
Năm 2018, xuất khẩu phân bón lượng sụt giảm nhưng kim ngạch tăng 6,5% so với năm 2017 đạt 280,7 triệu USD, chiếm 0,11% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, xuất khẩu phân bón của Việt Nam trong tháng cuối năm 2018 chỉ đạt 48,34 nghìn tấn, trị giá 15,41 triệu USD, giảm 9,5% về lượng và giảm 18,7% trị giá so với tháng 11/2018. Tính chung, cả năm 2018 Việt Nam chỉ xuất được 846,7 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 280,79 triệu USD, giảm 9,0% về lượng nhưng tăng 6,5% trị giá so với năm 2017. Giá xuất bình quân 331,6 USD/tấn, tăng 17%.
Mặt hàng phân bón của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các nước Đông Nam Á chiếm 66,48% tỷ trọng, trong đó Campuchia là thị trường có lượng xuất cao nhất 355 nghìn tấn, trị giá 125,5 triệu USD, nhưng so với năm 2017 lượng phân bón xuất sang thị trường này giảm 6,62% nhưng kim ngạch tăng 4,05% , riêng tháng 12/2018 đạt 16,5 nghìn tấn, trị giá trên 6 triệu USD, giảm 31,41% về lượng và giảm 32,04% trị giá so với tháng 11/2018, nếu so sánh với tháng 12/2017 thì lượng giảm 17,04% nhưng kim ngạch tăng 0,45%.
Thị trường có lượng phân bón xuất nhiều đứng thứ hai là Malasyia, đạt 110,4 nghìn tấn, trị giá 22,55 triệu USD, giảm 19,48% về lượng và 20,04% trị giá; kế đến là Philippines với mức tăng 57,9% về lượng và 79,44% trị giá đạt tương ứng 45,21 nghìn tấn, trị giá 15,2 triệu USD.
Ngoài những thị trường chủ lực kể trên, thì phân bón của Việt Nam còn được xuất sang các thị trường khác nữa như Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Angola…
Nhìn chung năm 2018, lượng phân bón xuất khẩu sang các thị trường phần lớn đều sụt giảm, số này chiếm tới 55,55% trong đó giảm mạnh ở thị trường Hàn Quốc tới 51%, kế đến là Lào 31,58%; Thái Lan 27,61%. Ở chiều ngược lại, Việt Nam lại tăng mạnh xuất khẩu sang thị trường Angola tuy chỉ đạt 1,5 nghìn tấn, trị giá 797,9 nghìn USD, nhưng so với năm 2017 tăng gấp 3,98 lần (tức tăng 298%) về lượng và gấp 4,11 lần (tức tăng 311,75%) trị giá.
Ngoài ra, xuất sang thị trường Đài Loan cũng tăng khá, 82,96% về lượng và 79,81% trị giá, đạt lần lượt 3,41 nghìn tấn , 976,78 nghìn USD.
Thị trường xuất khẩu phân bón năm 2018

Thị trường

Năm 2018

+/- so với năm 2017 (%)*

 

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Campuchia

355.005

125.566.028

-6,62

4,05

Malaysia

110.409

22.552.942

-19,48

-20,04

Philippines

45.218

15.207.728

57,9

79,44

Lào

38.696

14.620.771

-31,58

-3,12

Hàn Quốc

29.721

8.477.207

-50,82

-15,67

Thái Lan

13.631

4.240.432

-27,61

-19,2

Nhật Bản

8.959

3.064.916

19,37

29,92

Đài Loan

3.414

976.781

82,96

79,81

Angola

1.596

797.995

298

311,75

(*Tính toán từ số liệu TCHQ)
Thông tin liên quan
Trung Quốc hủy bỏ thuế xuất khẩu phân bón trong năm 2019 dự kiến ảnh hưởng đáng kể tới thị trường SOP và NPK
Ngày 22/12/2018, Bộ Tài Chính Trung Quốc đã công bố thuế xuất nhập khẩu áp dụng vào năm 2019. Năm 2019, Trung Quốc áp thuế xuất khẩu lên 108 mặt hàng xuất khẩu với thuế suất không đổi và hủy bỏ thuế xuất khẩu đối với 94 mặt hàng hóa. Theo đó, kể từ ngày 1/1/2019,hủy bỏ thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng phân bón. Cụ thể, thuế xuất khẩu Kali giảm từ mức 600 NDT/tấn năm 2018 xuống 0; thuế xuất khẩu phân NPK giảm từ 100 NDT/tấn xuống 0, thuế xuất khẩu phân bón PK từ 5% và phân bón chưa K khác từ 30% xuống 0. Ngoài ra, các chủng loại phân bón Ure, DAP, MAP, SA hiện vẫn không áp dụng thuế xuất khẩu.
Đối với Kali, thực tế do Trung Quốc phụ thuộc khoảng 50% vào MOP nhập khẩu nên khả năng xuất khẩu MOP không nhiều. Tuy nhiên, do các thỏa thuận hợp đồng Kali lớn gần đây của Trung Quốc có mức giá khá khác biệt so với giá thế giới nên không loại trừ khả năng các thương nhân sẽ bán Kali sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, dự kiến thị trường SOP Trung Quốc sẽ có thay đổi đáng kể do nguồn cung SOP trong nước luôn dư thừa trong bối cảnh bị hạn chế xuất khẩu do thuế xuất khẩu cao. Năm 2019, các doanh nghiệp SOP sẽ có thể xuất khẩu và có lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ tại thị trường Đông Nam Á*.
Đối với NPK, giảm thuế xuất khẩu từ 100 NDT/tấn xuống mức 0 cũng dự kiến sẽ cải thiện lượng NPK xuất khẩu của Trung Quốc.
Đối với các mặt hàng Ure, DAP… do hủy bỏ thuế xuất khẩu từ năm 2017 nên dự kiến tác động thuế sẽ không đáng kể đến thị trường phân bón năm 2019.
*Giá SOP ở châu Á cuối tháng 12/2018 đã tăng lên mức 500 – 510 USD/tấn FOB trong khi đó giá SOP 50% dạng hạt tại thị trường nội địa Trung Quốc chỉ khoảng 2.950 NDT/tấn, tương đương chỉ khoảng 420 USD/tấn, FOB. Vì vậy, giá SOP của Trung Quốc có lợi thế rất lớn.


Theo Vinanet
Báo cáo phân tích thị trường