Sản xuất cà phê tại Nam Mỹ ước tăng 4,9% lên 81,13 triệu, gồm cả sản lượng sửa đổi thêm một triệu bao của Brazil trong tháng trước.
Sản lượng từ châu Á & châu Đại Dương tăng 4,1% lên 48,68 triệu bao và từ châu Phi tăng 2,9% lên 18,21 triệu bao. Sản lượng tại Mexico và Trung Mỹ chỉ tăng 0,4% lên 21,72 triệu bao.
Trong tháng 7, xuất khẩu cà phê thế giới tăng 9,5% lên 11,34 triệu bao so với cùng kì năm ngoái bởi nguồn cung dồi dào và giá cao hơn.
Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 10 tháng đầu năm 2018 - 2019 tăng 10,2% lên 109,41 triệu bao. Các lô hàng từ Brazil tăng 27,6% lên 35,08 triệu bao và từ Colombia tăng 7,6% lên 12,59 triệu bao trong khi xuất khẩu robusta tăng 6,9% lên 38,90 triệu bao.
Xuất khẩu cà phê từ các nước còn lại đạt 22,83 triệu bao, giảm 3,7% so với 10 tháng đầu năm 2017 - 2018.
Trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê xanh chiếm 91,3% tổng khối lượng xuất khẩu lên tới 99,86 triệu bao.
Xu hướng hiện tại chỉ thấp hơn một chút so với 3 thập kỉ trước khi xuất khẩu cà phê xanh chiếm khoảng 95% tổng kim ngạch. Điều này cho thấy tỉ lệ giá trị gia tăng cao ở các nước nhập khẩu.
Xuất khẩu cà phê hòa tan chiếm 8,3% trong khi cà phê rang chỉ chiếm 0,4%. Tổng xuất khẩu cà phê hòa tan đạt 9.06 triệu bao và xuất khẩu cà phê rang đạt 487.080 bao.
Trong giai đoạn 10 tháng đầu năm, Brazil đã xuất khẩu 31,83 triệu bao cà phê xanh, tăng 38,4% so với cùng kì năm ngoái và chiếm khoảng 31,9% tổng số lượng cà phê xanh toàn cầu.
Xuất khẩu cà phê xanh từ Việt Nam đạt 22 triệu bao, chiếm 22% tổng số và trở thành nhà xuất khẩu cà phê xanh lớn thứ hai thế giới.
Cà phê xanh xuất khẩu của Colombia tăng 7,1% lên 10,52 triệu bao khi sản lượng tăng. Tuy nhiên, xuất khẩu từ cả Honduras và Uganda đều giảm lần lượt 2,3% và 3,1% xuống còn 6,29 triệu bao và 3,6 triệu bao.
Các thị trường chính của cà phê xanh là Mỹ, Đức, Bỉ, Italy và Nhật Bản. Tổng khối lượng xuất khẩu đến 5 quốc gia này đạt 32,48 triệu bao, chiếm 32,5% tổng lượng cà phê xanh xuất khẩu trong tháng 10 đầu năm.
Mexico, Colombia, Việt Nam, Brazil và Cộng hòa Dominican đại diện cho 5 nhà xuất khẩu cà phê rang xay lớn nhất thế giới, chiếm 92,7% tổng số.
Mexico xuất khẩu 183.832 bao cà phê rang trong khi Colombia xuất khẩu 124.560 bao. Xuất khẩu cà phê rang xay từ Việt Nam giảm 19,8% còn 116.407 bao và từ Brazil giảm 1,1% xuống còn 15.874 bao.
Tuy nhiên, Cộng hòa Dominican đã tăng các lô hàng cà phê rang lên 45,9% lên 11.054 bao. Tổng khối lượng xuất khẩu từ các tiểu bang chiếm khoảng 60% tổng số.
Mỹ là thị trường chính của cà phê rang, chiếm khoảng 60% tổng số sản lượng xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm.
Brazil là nước xuất khẩu cà phê hòa tan lớn nhất trong 10 tháng đầu năm với các lô hàng đạt 3,29 triệu bao, tăng 10,7% so với cùng kì năm ngoái. Xuất khẩu từ Việt Nam tăng 48% lên 1,06 triệu bao.
Ấn Độ xuất khẩu 1,59 triệu bao, giảm 10,3% so với cùng kì. Các chuyến hàng từ Indonesia và Mexico lần lượt giảm 20,5% và 6,5% xuống còn 990.279 và 674.988 bao.
Mỹ, Nga, Philippines, Đức và Ba Lan là những thị trường chính của cà phê hòa tan trong tháng 10 đầu năm nay.
Mặc dù tỉ lệ cà phê chế biến không thay đổi nhiều trong 3 thập kỉ qua, nhưng chế biến cà phê có nguồn gốc có thể làm tăng thêm giá trị với giá trị nhận được cao hơn so với cà phê xanh.
Ví dụ, chế biến cà phê xanh có thể tăng gấp đôi giá trị xuất khẩu của Brazil, trong khi giá trị của cà phê chế biến từ Colombia lớn hơn khoảng 60 - 75% so với cà phê xanh.
Giá trung bình hàng tháng của cà phê xanh xuất khẩu Brazil và Colombia trong năm 2018 - 2019 lần lượt là 94,66 US cent/pound và 139,07 US cent/pound.
Tuy nhiên, giá trung bình cho cà phê rang từ Brazil là 224,3 US cent/pound và từ Colombia là 247,76 US cent/pound.
Giá trung bình cho xuất khẩu cà phê hòa tan của Brazil là 210,44 US cent/pound và đối với Colombia là 221,82 US cent/pound.
Phần gia trị tăng thêm này, cho dù cho phục vụ tiêu dùng địa phương hay thị trường xuất khẩu mới, vẫn có thể tận dụng sự tăng trưởng nhu cầu bền vững trong lĩnh vực cà phê.
Tiêu thụ cà phê tăng hơn 2% trong năm 2018 - 2019
Tiêu thụ cà phê năm 2018 - 2019 ước tính tăng 2,1% lên 164,77 triệu bao, phù hợp với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 2,2% trong hai thập kỉ qua.
Tiêu thụ ở châu Á & châu Đại Dương tăng 3,7% lên 35,84 triệu bao trong khi tiêu thụ của châu Phi tăng 3% lên 11,88 triệu bao. Nhu cầu ở hai khu vực này đang tăng nhanh hơn mức trung bình dài hạn và gồm cả các nước sản xuất cũng như các thị trường mới nổi.
Nhu cầu ở Bắc Mỹ ước tính tăng 2,2% lên 30,61 triệu bao, ở châu Âu tăng 1,5% lên 53,97 triệu bao và ở Nam Mỹ tăng 1,1% lên 27,27 triệu bao. Tiêu thụ tại Mexico & Trung Mỹ tăng 0,2% lên 5,21 triệu bao.
Với sự tăng trưởng lớn hơn trong sản xuất so với tiêu dùng, năm 2018 - 2019 dự kiến sẽ kết thúc với thặng dư 4,96 triệu bao, cộng thêm khối lượng cà phê tồn đọng trong kho của năm 2017 - 2018 dẫn đến thặng dư trong hai năm lên đến 7 triệu bao.