Bà Joji Pantoja, giám đốc điều hành của tổ chức Cà phê vì Hòa bình và đồng thời là chủ tịch của Hội đồng Cà phê Davao, trả lời trong một diễn đàn truyền thông rằng kết quả nghiên cứu là cơ sở để thành lập một thương hiệu cà phê vững mạnh của Philippines. Với kết quả này, bà hi vọng quốc tế sẽ công nhận nỗ lực của những người tiên phong trong ngành để tiếp thị cà phê đặc sản từ các vùng khác nhau của Mindanao đến người mua toàn cầu.
"Đó là lý do tại sao chúng tôi cần sự trợ giúp của tổ chức Nghiên cứu Cà phê Thế giới và tại sao chúng tôi cần những người thẩm định cà phê. Chúng tôi muốn thành lập thương hiệu cà phê Philippines Sa ngayon wala pa", bà Pantoja cho biết.
WCR đã làm việc trên 21 quốc gia sản xuất cà phê, có sứ mệnh phát triển, bảo vệ và nâng cao nguồn cung cấp chất lượng đồng thời cải thiện sinh kế của các gia đình sản xuất cà phê.
WCR tự hào về một đội ngũ lãnh đạo khoa học đã tạo ra và thực hiện một chương trình nghiên cứu đầy triển vọng.
Bà Pantoja cho hay người mua quốc tế thích cà phê arabica từ Mindanao vì hương vị độc đáo của nó. Tuy nhiên, việc sản xuất cà phê arabica ở đảo vẫn không đủ để cung cấp cho những người mua đó.
"Khối lượng cà phê lớn nhất mà chúng tôi từng xuất khẩu là 2.000 tấn sang Mỹ và Canada", bà cho biết thêm.
Bà nhớ đã từng nhận được đơn đặt hàng 50 tấn cà phê arabica mỗi tháng từ một người mua ở Canada nhưng bà đã phải từ chối vì thiếu nguồn cung.
“Nếu các bạn đang tìm kiếm số lượng lớn, thì chúng tôi không có đủ” Bà nói.
Theo bà Pantoja, Philippines đã từng cung cấp cà phê cho châu Âu khi quốc gia này vẫn nằm dưới sự cai trị của Tây Ban Nha nhưng việc sản xuất sau đó bị thu hẹp khi các trang trại cà phê chuyển sang trồng chuối, dứa, đu đủ và cao su dưới sự cai trị của Mỹ.
Bà nói rằng sự sụt giảm của giá cà phê trên thị trường thế giới từ những năm 1980 gần như đã xóa sổ những cây cà phê.
"Chúng tôi dường như biến mất khỏi thị trường cà phê trong khi với tư cách là nhà sản xuất cà phê", bà cho hay.
Bà lưu ý thêm những nỗ lực đã được Bộ Thương mại và Công nghiệp và Bộ Nông nghiệp triển khai với mục đích tăng mức độ sản xuất của nông dân trong Các dự án vườn ươm đã được bắt đầu thực hiện để tăng số lượng cây giống cà phê có sẵn.
Bà Pantoja cũng nhấn mạnh về sự gia tăng số lượng câu hỏi từ các khách hàng nước ngoài tiềm năng như người châu Âu, Canada, người Mỹ, Đài Loan và Hàn Quốc về cà phê arabica ở Mindanao.
Bà cho biết tổ chức Cà phê vì Hòa bình như một công cụ để đảm bảo an toàn ở các khu vực bị xung đột. Tổ chức này đang đào tạo cho nông dân ở thị trấn Alamada, Bắc Cotabato về sản xuất hạt cà phê arabica đặc sản để bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung.
Nhóm của bà đang làm việc trong các khu vực bị xung đột xung quanh Mt. Apo, gồm Vùng Davao và Soccsksargen, Mt. Kitanglad ở Bukidnon và Mt. Matutum ở Nam Cotabato.
Bà cho biết thêm khóa đào tạo kéo dài 6 tháng cũng liên quan đến hòa bình, tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên của cộng đồng bị xung đột và tầm quan trọng của môi trường.
Nhiều nông dân trồng cà phê trước đây đã không đạt được chất lượng cà phê đặc sản cao do các quy trình không chính xác được sử dụng trong canh tác và sau thu hoạch.
“Cũng giống như rượu, cà phê có một loại thang đánh giá. Nếu bạn không đáp ứng được tiêu chuẩn thì cà phê của bạn không phải là đặc sản. Hiện giờ chúng tôi đang hướng dẫn nông dân”.
Một trong những người trồng cà phê thành công là Marivic Dubria của Hiệp hội những người trồng Cà phê Balutakay (BACOFA), theo bà Pantoja. Ông đã giành giải nhất trong cuộc thi Cà phê chất lượng Philippines 2019 (PCQC) tháng 3/2018 và đại diện cho Philippines trong Triển lãm Cà phê đặc sản (SCE) 2019 ở Boston , Massachusetts, từ ngày 11 - 14/4/2019.
BACOFA có các trang trại đặt ở chân dãy núi Apo ở Bangsalan, Davao del Sur.
Có 4 nông dân thuộc BACOFA khác lọt top 12 trong nhóm cà phê Arabica gồm: Agustin Timon (4th), Mario Luz Dubria (6th), và Sergio Soon (10th). Delio Cesar, từ vùng Maragusan, thung lũng Compostela, đạt vị trí 11th trong nhóm cà phê Robusta.
Mặc dù nhu cầu ngày càng tăng, sản lượng cà phê của Philippines đã giảm đáng kể từ 75.454 tấn trong năm 2014 xuống còn 72.341 tấn trong năm 2015; 68.822 tấn trong năm 2016; và 62.077 tấn trong năm 2017, theo dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Philippines (PSA).
Theo PSA, tỉ lệ sản xuất toàn quốc năm 2017 là 17%, tương đương 10.839,95 tấn, gồm cà phê arabica (2.200,47 tấn), excelsa (1,258,09 tấn), liberica (75,47 tấn) và robusta (7,305,92 tấn).