Liên quan đến tình hình giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đã chạm ngưỡng kỉ, trao đổi riêng với người viết bên lề Diễn đàn Liên kết để tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu này 8/10, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông (NN&PTNT) Hà Công Tuấn khắng định trong thời gian tới Bộ sẽ có giải pháp ổn định giá.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Hà Công Tuấn. Ảnh: ĐQ
"Giá heo hơi trong nước đang cao nhưng chúng tôi sẽ không để giá quá cao như Trung Quốc", Thứ trưởng Hà Công Tuấn khẳng định.
Thứ trưởng đề cập một số biến pháp để ổn định về nguồn cung thịt heo trong đó có nhập khẩu.
"Tất nhiên, chúng ta sẽ vẫn phải nhập khẩu thịt heo. Tuy nhiên, việc nhập khẩu thịt không chỉ dựa vào nhu cầu trong nước mà còn cả mối quan hệ thương mại với các nước", Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói.
Ngoài ra, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết hiện tại Bộ đang khuyến khích các vùng chưa bị dịch tả heo châu Phi hoặc những vùng đã đảm bảo tiêu chí về an toàn dịch bệnh tái đàn, thậm chí tăng đàn; song song với việc sử dụng các loại thịt khác như bò, gà, vịt... để bù cho thịt heo.
Trước đó, tại phiên họp quý III của Ban Chỉ đạo, đánh giá tình hình thực hiện chỉ đạo, điều hành giá 9 tháng đầu năm, bàn phương hướng các tháng cuối năm và định hướng 2020 diễn ra ngày 27/9, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ NN&PTNT cần tính toán, đánh giá thận trọng hơn, có kịch bản rất chi tiết, bởi hiện nay Trung Quốc đang lo khủng hoảng thịt heo vì thiếu hụt đến 20 triệu tấn, tình trạng gom thịt heo của Việt Nam xuất sang Trung Quốc bắt đầu gia tăng.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT cần tính toán cụ thể về việc lấy thịt trâu, bò, gia cầm để bù cho thịt heo không đơn giản do thói quen tiêu dùng của người châu Á nói chung.
"Không đơn thuần lấy thịt trâu, bò, gia cầm để thay cho thịt heo được. Với người châu Á nói chung, thịt heo là mặt hàng thực phẩm quan trọng… Việc tăng đàn trâu, bò, gia cầm, sản phẩm khác chỉ là bù cho thiếu hụt và bù giảm mức tăng trưởng GDP, còn nói bù ch