Do bị Liên minh châu Âu (EU) giơ thẻ vàng cảnh cáo vì thiếu tiến bộ trong việc giải quyết hoạt động khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) trong năm 2015, Thái Lan đã nỗ lực cải cách ngành thủy sản để tránh lệnh cấm xuất khẩu thủy sản. Những nỗ lực đã được đền đáp vào đầu năm nay khi nước này được gỡ cảnh báo thẻ vàng.
Công nghệ đã tạo ra sự khác biệt trong cuộc chiến chống khai thác IUU, hoạt động vốn từ lâu được coi là tội phạm môi trường và đe dọa sự đa dạng sinh học biển của Thái Lan.
VMS đã được thông qua để giám sát, kiểm soát và thực hiện giám sát các đội tàu, bao gồm nơi họ đánh bắt và liệu họ có sử dụng ngư cụ hợp pháp hay đánh bắt hải sản có kích cỡ được phép đánh bắt hay họ có ngược đãi thuyền viên trên tàu của mình. VMS truyền các dữ liệu bao gồm vị trí của tàu, tuyến đường và kiểu đánh bắt của tàu về trung tâm. Các quy định mới của Thái Lan yêu cầu tàu có trọng tải từ 30 tấn trở lên phải báo cáo trung tâm 24 giờ trước khi rời bến và cập bến.
Đồng thời, Ông Adisorn Promthep, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Thái Lan cho biết thiết bị VMS có thể dễ dàng xử lý và tổng hợp các dữ liệu nền quan trọng như giấy phép khai thác, loại tàu, tuyến đường điều hướng, thông báo tự động cũng như phát hiện bất kỳ hoạt động khai thác bất hợp pháp nào.
Cơ sở dữ liệu này cũng được liên kết tới các cơ quan khác bao gồm Cục Hàng hải, Trung tâm Chỉ huy Chống khai thác bất hợp pháp. Bộ Lao động và Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, để khai thác thông tin cần thiết để phân tích rủi ro và hành động nhanh chóng chống lại người phạm tội.
Trong 12 tháng qua, hoạt động của 223 tàu đánh cá cỡ nhỏ và 226 tàu khai thác thương mại cỡ lớn đã bị buộc tội liên quan đến khai thác IUU. Tình trạng thiếu lao động cũng là một trở ngại trong lĩnh vực này. Ít nhất 10.600 tàu đánh cá đã gặp khó khăn trong việc tuyển dụng những người nhận những công việc làm thuyền viên tàu khai thác. Các tàu đánh cá lớn đã đầu tư vào thiết bị đánh bắt để giảm bớt sự phụ thuộc vào nhân công. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được điều này.
Khoảng 600.000 người đã được tuyển dụng vào ngành chế biến thủy sản với khoảng 57.000 người thuộc biên chế của các công ty thủy sản.
Khi hoạt động khai thác IUU bị xóa sổ, hệ sinh thái biển quanh Thái Lan đang dần hồi phục. Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), hơn 2,4 triệu tấn thủy sản được đánh bắt tại các vùng biển của Thái Lan trong năm 2017, 150.000 tấn trong số đó được đánh bắt bởi các ngư dân quy mô nhỏ.
Một ngư dân cho biết, các biện pháp chống khai thác IUU nghiêm ngặt đã tạo ra một con đường sống cho các ngư dân đánh bắt thủ công, mà nhiều người trong số họ đang trên bờ vực mất sinh kế do các vùng biển bị cạn kiệt hải sản. Mức sống của cộng đồng ngư dân đã được cải thiện và đối với một số gia đình, ngày càng có nhiều hải sản được đánh bắt và họ không còn phải sống thắt lưng buộc bụng.
Các loại hải sản mà các tàu đánh bắt gần bờ đã được chế biến, bảo quản và đóng gói để bán hàng trực tiếp. Các sản phẩm đã tiếp cận khách hàng nhanh chóng hơn khi bỏ qua những người trung gian, các sản phẩm có giá cả hợp lý hơn.
Vì 1 trong 5 cá con cá được đánh bắt trên toàn thế giới được là bị đánh bắt IUU, nên các tổ chức chính phủ trên toàn thế giới đang được khuyến khích tham gia Thỏa thuận Các biện pháp Quản lý Cảng biển quốc gia (PSMA).
Đây là thỏa thuận quốc tế ràng buộc đầu tiên nhằm mục tiêu cụ thể khai thác IUU. Mục tiêu của thỏa thuận này là ngăn chặn khai thác IUU bằng cách buộc các quốc gia tham gia hiệp định cấm các tàu khai thác có đánh bắt IUU cập cảng để dỡ hàng. Bằng cách này, PSMA sẽ cung cấp nền tảng cho các nước ngăn chặn các sản phẩm khai thác IUU tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế.
Các cơ quan quốc tế bao gồm FAO, Tổ chức Lao động Quốc tế và Tổ chức Di cư Quốc tế cho biết sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các bên liên quan để thông qua PSMA có thể dập tắt khai thác IUU và tránh các điều kiện sống tồi tệ của những người bị ảnh hưởng bởi ngành đánh bắt trong khu vực. Ba tổ chức này gần đây đã kêu gọi các nước thành viên ký PSMA, thông qua và phê chuẩn công ước đánh bắt (C188) và thỏa thuận Cape Town 2012.