Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Indonesia thiết lập các biện pháp kiểm soát giá gạo để kìm chế lạm phát
15 | 06 | 2007
Chính phủ Indonesia đã thiết lập mức giá cố định cho mặt hàng gạo để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn bằng cách đảm bảm giá gạo có thể mang lại được lợi nhuận cho người trồng lúa, đồng thời kìm chế lạm phát bằng việc bảo đảm cho người tiêu dùng có đủ khả năng chi trả đối với các mặt hàng thiết yếu

Chính phủ quyết định, gạo chưa được xay xát sẽ được mua từ nông dân với mức giá 2000 IDR/kg và 2.035 IDR/kg từ người bán buôn. Gạo đã xay xát sẽ được mua của nông dân với giá 2.575 IDR/kg và từ kho của Bulog – Cơ quan hậu cần quốc gia Inđônêxia với giá 2.600 IDR/kg.

Chính sách mới này rất cần thiết để ổn định giá gạo cho cả người tiêu dùng và người sản xuất và ngoài ra còn để đảm bảo nguồn cung của chính phủ cho các trường hợp khẩn cấp như thiên tai.

Chính phủ tồn trữ gạo trong các nhà kho của Bulog cứu tế trong trường hợp khẩn cấp hoặc để thực hiện các biện pháp kiểm soát giá. Hiện vẫn chưa có các thông tin chi tiết về biện pháp kiểm soát giá gạo theo cơ chế mới. Tuy nhiên chính phủ thường tìm cách hạ nhiệt cơn sốt giá trên thị trường nội địa bằng cách tiến hành các biện pháp thị trường, tức là gạo dự trữ trong các kho của Bulog sẽ được tung ra thị trường để điều chỉnh giá.

Mustafa Abubakar, người đứng đầu Bulog cho biết cơ quan này đang chuẩn bị 6,46 nghìn tỷ Rupiah (711 triệu đô la Mỹ) để mua 1,8 triệu tấn gạo của nông dân trong năm 2007.

Bộ trưởng Nông nghiệp Inđônêxia, Anton Apriantono cho biết, sản lượng gạo năm nay của Indonesia sẽ không ổn định do nhiều vùng trên cả nước vẫn chưa thu hoạch. Thời gian gieo trồng năm nay bắt đầu muộn ở một số vùng nên thời gian thu hoạch lúa không đồng đều giữa các vùng. Thêm vào đó, nhiều cánh đồng lúa của một số khu vực bị ảnh hưởng xấu bởi khí hậu khắc nghiệt. Để đảm bảo việc thu hoạch rải rác không ảnh hưởng đến sự ổn định của giá gạo, chính phủ sẽ tiếp tục tiến hành các biện pháp thị trường trong suốt thời gian thu hoạch.

Hiện tại, Chính phủ vẫn đang tiến hành các biện pháp thị trường ở một số tỉnh trong vài tháng và phải nhập khẩu gạo để duy trì nguồn cung nhằm ổn định giá.

Trong tháng 1/2007, Indonesia đã nhập khẩu 250.000 tấn gạo và nước này sẽ tiếp tục nhập khẩu thêm 500.000 tấn nữa vào tháng này



(Theo agroviet)
Báo cáo phân tích thị trường