Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
TT hạt tiêu ngày 11/12: Giá cao nhất đã lên 42.500 đồng/kg sau nhiều phiên đứng yên
11 | 12 | 2019
Giá tiêu tại các vùng nguyên liệu trọng điểm Tây Nguyên hôm nay (11/12) đã nhích nhẹ 500 đồng, đưa mức giá lên ở 40.000 – 42.500 đồng/kg. Đồng Nai và Gia Lai giữ vững mức giá thấp nhất, Bà Rịa – Vũng Tàu có mức giá cao nhất sau khi tăng 500 đồng. Bình Phước cũng tăng 500 đồng lên 41.500 đồng/kg. Hai tỉnh còn lại Đắk Lắk và Đắk Nông chốt tại 41.000 đồng/kg.

Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

11/12

+/- so với

ngày 10/12

Đắk Lắk (Ea H'leo)

41.000

0

Gia Lai (Chư Sê)

40.000

0

Đắk Nông (Gia Nghĩa)

41.000

0

Bà Rịa-Vũng Tàu

42.500

+500

Bình Phước

41.500

+500

Đồng Nai

40.000

0

Theo nguồn tin từ giatieu.com (giá tiêu được cập nhật 15 phút một lần), trên thị trường thế giới, tại sàn Kochi - Ấn Độ chiều nay (11/12/2019) giá giao ngay ở mức 35.385 rupee/tạ, tăng 50 rupee, tương đương 0,14%. Giá tiêu kỳ hạn tháng 12/2019 cộng 100 rupee, tương đương 0,29% lên ở 35.100 rupee/tạ.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

GIAO NGAY

35385

+50

0.14

0

36050

35385

36050

35335

12/19

35100

+100

0.29

0

35100

35000

35000

35000

Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) ngày 11/12/2019 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 322,8 VND/INR.

Đầu phiên giao dịch ngày 11/12 (giờ Việt Nam), trên thị trường thế giới, tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ không đổi ở mức 23.163 đồng. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào cũng không đổi ở mức 23.175 đồng và bán ra giảm 4 đồng xuống ở 23.808 đồng.

Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào là 23.205 đồng/USD và bán ra là 23.210 đồng/USD, giảm 5 đồng ở chiều mua vào và giảm 10 đồng ở chiều bán ra so với chiều ngày hôm qua.

Theo The Hindu Business Line, ông Piyush Goyal, Bộ trưởng Bộ Công Thương Ấn Độ cho biết một số trường hợp liên quan đến buôn lậu hạt tiêu đen giá thấp từ các nguồn gốc khác đến Ấn Độ, qua biên giới Nepal và Bangladesh, đã được ghi nhận.

Về vấn đề này, Cơ quan Hải quan và Tổng cục Tình báo Doanh thu đã được cảnh báo và cảnh giác tại điểm nhập cảnh trong cảng để phát hiện và ngăn chặn sự xâm nhập của hạt tiêu kém chất lượng từ các quốc gia khác đến Ấn Độ. Hải quan cũng đã bắt giữ một số trường hợp cố gắng buôn lậu hạt tiêu trong thời gian gần đây.

Theo yêu cầu của Chính phủ, chính quyền Sri Lanka đã đưa ra một qui trình mới để ngăn chặn vấn đề chứng nhận xuất xứ đối với các lô hàng hạt tiêu đen của nước thứ ba đến Ấn Độ.

Nguồn: VITIC



Báo cáo phân tích thị trường