Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thế giới còn rất nhiều thực phẩm, chỉ không ở nơi đang cần đến
23 | 03 | 2020
Các kho lạnh trên toàn cầu đang chất đầy thực phẩm, những phần thịt lợn cắt sẵn, những bánh phô mai to tướng và hàng triệu bao gạo. Nhưng khi virus corona tấn công các hoạt động logistics, câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để tất cả số thực phẩm này thực sự đến được nơi cần đến?

Bất chấp những kho dự trữ vẫn còn, các cửa hàng thực phẩm đang chứng kiến tình trạng các kệ hàng nhanh chóng trống rỗng. Hành vi mua điên cuồng khiến các nhà bán lẻ và các nhà cung cấp không thể bắt kịp với tốc độ nhu cầu tăng cao chưa từng có. Một ví dụ về các hạn chế là mỗi lần chỉ có một lượng nhất định xe tải có thể chất hàng tại các nhà kho để mang gà, hoặc kem, hoặc giấy vệ sinh tới nơi bán cho những người muốn mua.

Các hạn chế khác như thời gian cần để lấp đầy các quầy kệ hoặc chất hàng lên các toa hàng. Một tình trạng bất thường khác gây ra từ sự bùng phát dịch bệnh tại Trung Quốc: Càng ít hàng hóa được vận chuyển ra khỏi châu Á, càng nhiều containers kẹt lại tại đây và không có đủ containers rỗng tại các nước như Canada để đưa thực phẩm ra thị trường quốc tế. “Đây là một mạng lưới phức tạp các mối quan hệ mà chúng ta thường không nghĩ rằng là một phần của chuỗi cung ứng thực phẩm: những người lái xe, những toa tàu, vận chuyển, những công nhân trồng trọt”, theo Jayson Lusk, trưởng khoa kinh tế nông nghiệp tại đại học Purdue. “Có quá nhiều mắt xích và toàn bộ quá trình dễ tổn thương hơn chúng ta nghĩ”.

Đó chỉ là khởi đầu của vấn đề. Khi virus lan rộng và số ca nhiễm tăng cao, dường như có vô số cách thử hệ thống thực phẩm trong thời gian tới. Có khả năng tình trạng thiếu lao động diễn ra do họ buộc phải ở nhà vì ốm hoặc có liên hệ với người mắc bệnh. Do trường học đóng cửa, các nhà máy có thể giảm sản xuất do cha mẹ ưu tiên chăm sóc con cái hơn. Các hạn chế lao động nhập cư đang ngày càng tăng lên trên toàn thế giới, khiến những lao động quan trọng cho thu hoạch cà chua hay giết mổ vật nuôi không thể tiếp cận chỗ làm. Các cảng đóng cửa và hạn chế giao thương có thể dẫn tới gián đoạn dai dẳng các luồng cung cấp thành phẩm và nguyên liệu. “Chúng tôi không nhìn nhận cú shock cung này bắt nguồn từ sự sẵn có nguồn thực phẩm”, theo Abdolreza Abbassian, nhà kinh tế học cao cấp tại FAO. “Mà đó là cú shock cung bắt nguồn từ vấn đề logistics. Đây là vấn đề rất mới và rất khó dự báo. Sự bất ổn hiện nay là mối nguy lớn nhất”.

Các liên đoàn nông dân, bán lẻ và lái xe tại các nước như Brazil, Mỹ và Pháp đang gióng hồi chuông cảnh báo về tình trạng gián đoạn nghiêm trọng có thể diễn ra bắt nguồn từ tình trạng phong tỏa và kiểm dịch, cùng với khả năng thiếu lao động. Các nhà chức trách tại Úc, Đức và Kazakhstan lo ngại về các chủng virus giữa bối cảnh mua sắm điên loạn và khó khăn về logistics. Một cuộc khủng hoảng như vậy cuối cùng cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung thực sự, bắt đầu với rau quả, sau đó đến các lương thực thiết yếu”, theo Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Julia Kloeckner.

Đối với người tiêu dùng, ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ rất khác nhau, phụ thuộc vào nơi họ sống. Tại Mỹ, tác động có thể là thương hiệu khoai tây chiên bạn ưa thích hết hàng nhưng các loại lương thực cơ bản như gạo hoặc bánh mì vẫn sẵn có. Tại các nước phụ thuộc vào nhập khẩu thực phẩm, tình hình có thể khốc liệt hơn. Tại tất cả mọi nơi trên thế giới, bạn có thể sẽ phải trả nhiều tiền hơn để mua lượng thực phẩm tương tự vài tháng trước hoặc thậm chỉ vài tuần trước. “Điều không thể tránh khỏi là giá thực phẩm sẽ tăng”, theo Adnan Durrani, giám đốc điều hành công ty thực phẩm đông lạnh Saffron Road, co kinh nghiệm 30 năm trong ngành thực phẩm. “Đây là cuộc khủng hoảng tôi chưa từng thấy. Nếu tình hình kéo dài thêm 2 tháng nữa hoặc hơn, căng thẳng nguồn cung thực phẩm sẽ trở nên rõ ràng hơn”.

Tại Saffron Road, chuyên làm các món khai vị như masala gà và pad Thái rau củ, Durrani đang tăng cường sản xuất trong 2 tháng để chất đầy các kho dự trữ trước dự báo nhu cầu bùng nổ do virus. Nhưng ngay cả khi ông chưa từng dự báo doanh số sẽ bùng nổ như những gì họ chứng kiến trong vài tuần qua khi người Mỹ cũng ráo riết mua thực phẩm tích trữ và hàng loạt cửa hàng thực phẩm đều cạn kiệt. Doanh số tại các nhà bán lẻ lớn tăng gấp đôi trong nhiều trường hợp.

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp Mỹ có các thanh tra an toàn tại tất cả các cơ sở sản xuất. Hoạt động kiểm tra thân nhiệt lao động diễn ra hàng ngày để đảm bảo những công nhận có triệu chứng bệnh sẽ không vào làm. “Chúng tôi chưa hứng chịu hậu quả nào nhưng có thể có tác động ở mức độ nào đó”, ông Durrani cho hay. “Nếu có một công nhân chưa có triệu chứng bệnh vào làm việc và sau đó xác nhận nhiễm virus, bạn sẽ phải kiểm tra toàn bộ những công nhận họ đã tiếp xúc. Cuối cùng thì có thể toàn bộ công nhân trên dây chuyền sẽ không thể tham gia sản xuất”.

Christine McCracken, một nhà phân tích tại Rabobank, ước tính một số công ty sản xuất thịt tại Mỹ đang chứng kiến tình cảnh các dây chuyền sản xuất giảm 20 – 30% công suất do công nhận phải ở nhà để phục hồi sức khỏe hoặc chăm sóc các thành viên gia đình.

Tình hình còn trở nên phức tạp hơn khi thương mại thực phẩm đóng vai trò quan trọng, nhưng có thể không thể cân đối trên phạm vi toàn cầu bởi tình hình đóng cửa các cảng, chính sách của các nước và nỗ lo nhiễm bệnh. Nhiều nước định vị sản xuất nông nghiệp theo hướng xuất khẩu một số sản phẩm chủ lực hơn là tập trung vào an toàn thực phẩm, khiến người dân các nước này chịu tác động mạnh hơn nếu nhập khẩu chậm lại. Các lô hàng nhập khẩu hạnh nhân vào Mỹ đang gặp tình cảnh này.

Mặt khác, tại một số nước chiếm một lượng lớn nguồn cung khả dụng xuất khẩu một số hàng hóa cụ thể thì tình trạng gián đoạn vận chuyển có thể gây tác động toàn cầu. Các chính sách bảo hộ cũng gây tác động tương tự: Kazakhstan đã cấm xuất khẩu một số thực phẩm thiết yếu bao gồm lúa mạch, đường, khoai tây và hành.

Christian Gloor, giám đốc điều hành tại nhà giao dịch Heinz & Co.có trụ sở tại Zurich, dẫn Serbia là một ví dụ. Nước này gần đây đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu dầu hạt hướng dương. “Nếu một số nước bắt đầu làm như vậy thì thị trường sẽ trở nên đảo điên”, ông Gloor nhận định. “Ví dụ, nếu Pháp không còn xuất khẩu lúa mỳ thì sẽ gây ra một sự gián đoạn rất lớn trên tất cả các thị trường. Nếu một nước khởi động việc này, những nước khác sẽ theo đuôi và sẽ thật sự có một thảm họa”.

Tính dễ tổn thương cũng trở nên nghiêm trọng hơn tại các nước có sẵn các vấn đề thực phẩm ngay cả trước khi bùng phát virus corona, theo ông Abbassian của UN, với ví dụ như khu vực cận Sahara. Với việc các đòng tiền đều đang giảm giá so với đồng USD, một số nước sẽ có lực mua ngày càng yếu đi.

Và tất nhiên, tất cả những vấn đề này diễn ra trên nền tảng biến đổi khí hậu và các hình thái thời tiết khó dự báo, có thể gây chấn động sản xuất thực phẩm toàn cầu. Hạn hán đã gây thiẹt hại cho mùa màng trong năm 2020 tại một số khu vực của Uruguay, New Zealand và Việt Nam.

Matt Billings là nông dân thế hệ thứ tư tại California. Hoạt động vận hành của ông tại Billings diễn ra từ đầu đến cuối – thu hoạch hạnh nhân, chế biến hạt và sản xuất thành sữa chua sữa hạnh nhân Ayo. Tất cả các công đoạn sản xuất đều đang bị tác động bởi virus corona. Người lao động trên những khu vườn rộng gần 405ha của ông không thể có đủ khẩu trang sử dụng hàng ngày để bảo hộ trước các tạp chất như bụi. Hoạt động chế biến và sản xuất bắt đầu chậm lại khi tình trạng công nhân vắng mặt tăng lên và ông cho rằng tình hình sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Các cuộc gặp gỡ trực tiếp tại các cửa hàng để trực tiếp giới thiệu sản phẩm đều bị hủy bỏ hoặc hoãn. “Đối với nông dân, chúng tôi sẽ tìm cách vwọt qua tình trạng này. Nhưng có hàng triệu tác động đang diễn ra và chúng tôi không thể biết mức độ của các tác động này”, ông Billings cho hay. “Mọi thứ bạn nghĩ về theo lý thuyết mọi việc diễn ra bình thường đều đang dần biến mất”.

Theo Bloomberg



Báo cáo phân tích thị trường