Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
TT hạt tiêu ngày 27/4: Giá chịu tác động kép từ đại dịch Covid-19 và áp lực dư cung
27 | 04 | 2020
Giá tiêu tại các vùng nguyên liệu trọng điểm Tây Nguyên hôm nay (27/4) giữ vững mức giá ở 37.000 – 39.500 đồng/kg. Giá cao nhất tại Bà Rịa – Vũng Tàu, thấp nhất tại Gia Lai và Đồng Nai; các tỉnh còn lại ở 38.000 – 38.500 đồng/kg, theo bảng giá của nguồn Tin Tây Nguyên.

Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

Tỉnh

/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua

Đơn vị: VNĐ/kg

Đắk Lắk

 

— Ea H'leo

38.000

Gia Lai

 

— Chư Sê

37.000

Đắk Nông

 

— Gia Nghĩa

38.000

Bà Rịa - Vũng Tàu

 

— Giá trung bình

39.500

Bình Phước

 

— Giá trung bình

38.500

Đồng Nai

 

— Giá trung bình

37.000

                                                   tintaynguyen.com

Vụ thu hoạch hạt tiêu của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại trong năm 2020 đã đạt trên 50% với sản lượng ước đạt 250.000 tấn. Trong đó lượng tồn kho của năm 2019 chuyển sang khoảng 90.000 tấn, do đó nguồn cung năm 2020 ước đạt khoảng 350.000 tấn.

Theo nguồn tin từ giatieu.com (giá tiêu được cập nhật 15 phút một lần), trên thị trường thế giới, tại sàn Kochi - Ấn Độ hôm nay (27/4/2020) chưa thay đổi. Giá giao ngay chốt tại 32.785 rupee/tạ, giá kỳ hạn tháng 4/2020 giữ nguyên 32.530 rupee/tạ.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

GIAO NGAY

32785

0

0.00

0

32785

32785

32785

32785

0

04/20

32530

0

0.00

0

32530

32530

32530

32530

0

giatieu.com

Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 23/4/2020 đến ngày 29/4/2020 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 303,01 VND/INR, nguồn Cổng Thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Giá tiêu trên thị trường thế giới đang phải chịu tác động kép từ đại dịch Covid-19 và áp lực dư cung, có thể sẽ tiếp tục xu hướng giảm trong thời gian tới. Theo dự báo của tập đoàn Nedspice, mặc dù sản lượng hồ tiêu toàn cầu ước tính sẽ giảm khoảng 12% trong năm nay nhưng lượng tồn kho được dự kiến vẫn cao hơn tổng nhu cầu trên thị trường.

Diễn biến dịch bệnh vẫn phức tạp, đặc biệt tại các thị trường tiêu thụ hạt tiêu lớn trên thế giới là Mỹ và châu Âu, khiến nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh. Ngoài ra, nguồn cung bị gián đoạn do các yêu cầu cách ly xã hội và hạn chế thông quan hàng hóa của nhiều nước trên thế giới cũng gây khó khăn cho thị trường tiêu toàn cầu.

Nguồn: VITIC



Báo cáo phân tích thị trường