Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
VSSA: Giá đường trong nước nhích lên trong đầu tháng 12
30 | 12 | 2020
Nguyên nhân lượng đường nhập khẩu chính ngạch giảm vì sự lo ngại bị áp thuế chống bán phá giá và và chống trợ cấp đối với đường xuất xứ từ Thái Lan có thể được áp dụng vào đầu năm 2021.

Nguồn: Vietnambiz.vn

Báo cáo sản xuất mía đường nửa đầu tháng 12 của Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết theo thông tin từ tổ chức ISO, chỉ số giá giao dịch hàng hóa đường thô và đường trắng bắt đầu dao động theo xu hướng giảm khi các khu vực sản xuất đường chính như vùng trung nam Bazil và Ấn Độ đều có thông tin về sản lượng tăng.

Cùng với việc hầu như chính phủ Ấn Độ sẽ tiếp tục trợ cấp đường xuất khẩu ra thị trường thế giới năm thứ ba liên tiếp đã dẫn đến việc các quỹ đầu cơ bắt đầu bán ra để chốt lời thay vì tiếp tục mua khống như trong tháng 11.

VSSA: Giá đường trong nước nhích lên trong đầu tháng 12 - Ảnh 1.

Giá đường thô và đường trăng trong nửa đầu tháng 12. (Nguồn: ISO)

Tại thị trường Việt Nam, đến ngày 15/12 đã có 3 nhà máy của ngành đường đường Việt Nam vào vụ ép 2020-2021 là Nhà máy đường Phụng Hiệp thuộc công ty mía đường Cần Thơ, Nhà máy đường Cao Bằng và nhà máy đường Sơn La với tổng lượng mía 113.412 tấn sản xuất được 8.949 tấn đường.

Mặc dù đã bắt đầu vụ ép mới nhưng đường có nguồn gốc nhập khẩu bao gồm nhập chính ngạch và nhập lậu tiếp tục làm chủ thị trường. 

Theo VSSA giá thị trường vào đầu tháng bắt đầu nhích lên khi lượng đường nhập khẩu chính ngạch giảm vì sự lo ngại bị áp thuế chống bán phá giá và và chống trợ cấp đối với đường xuất xứ từ Thái Lan có thể được áp dụng vào đầu năm 2021. 

Giá đường sản xuất từ mía trong nước tùy phẩm cấp đường (chất lượng và cỡ hạt) giá (có VAT, đồng/kg) dao động ở mức như sau:

VSSA: Giá đường trong nước nhích lên trong đầu tháng 12 - Ảnh 2.

Diễn biến giá đường trong nước nửa đầu tháng 12. (Nguồn: VSSA)

Hiệp hội mía đường Việt Nam cho rằng các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu như nhập khẩu chính ngạch hoặc nhập lậu qua biên giới tiếp tục hiện diện, cộng với đường sản xuất từ mía trong nước bắt đầu xuất hiện do vụ ép đã bắt đầu. 

Nguồn cung đường đang đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường và giá đường trong nước sẽ tiếp tục chịu áp lực ép giá kìm giá từ khối đường nhập khẩu.

Vụ mía 2020-2021 của ngành đường Việt Nam đã bắt đầu cộng với lượng đường nhập khẩu kỷ lục trong tháng 10 và 11 và đường nhập lậu đang gia tăng sự hiện diện. Như vậy các nguồn cung vẫn dồi dào, do đó không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 12/2020 và các tháng tới tại thị trường trong nước.

"Giá đường trong nước sẽ phụ thuộc vào diễn biến áp dụng thuế chống bán phá giá và và chống trợ cấp đối với đường xuất xứ từ Thái Lan trong thời gian sắp đến và khả năng kiểm soát đường nhập lậu và gian lận thương mại đường nhập lậu", VSSA dự báo.



Báo cáo phân tích thị trường