Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nguồn cung giảm sút đẩy giá gạo châu Á tăng
09 | 06 | 2007
Giá gạo physical trên thị trường châu Á tăng trong ngày 6/6/2007 do nguồn cung thóc suy giảm ở cả Thái lan và Việt Nam, trong bối cảnh giao dịch trầm lắng do giá xuất khẩu cao không hấp dẫn được khách hàng.

Tại Thái lan, nguồn cung thóc khan hiếm sau khi mưa quá nhiều gây trở ngại cho việc phơi sấy và vận chuyển thóc gạo. Giá gạo Thái còn tăng do chính phủ nước này chưa xuất gạo dự trữ ra. Dự báo giá gạo Thái Lan sẽ còn tiếp tục xu hướng tăng cho tới tháng 7, khi thu hoạch vụ mới.

Gạo 100% b của Thái Lan hiện có giá chào bán 333-335 USD/tấn, FOB Bangkok, tăng 2 USD/tấn so với ngày 1/6, gạo 5% tấm giá tăng 2-5 USD lên 324-325 USD/tấn, trong khi gạo 100% đồ giá cũng tăng khoảng 2 USD lên 324-333 USD/tấn.

Theo Vụ Ngoại thương, Bộ Thương mại Thái Lan, xuất khẩu gạo nước này từ 1/1 đến 29/5 đã tăng 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 3,3 triệu tấn. Xuất khẩu gạo Thái từ 1-29/5 đạt 636.720 tấn, tăng 9,9% si với cùng kỳ tháng 5/2006.

Tại Việt Nam, giá gạo xuất khẩu cũng tăng nhẹ do nguồn cung khan hiếm dần và nhu cầu mạnh trên các thị trường nội địa, vì các nhà xuất khẩu vẫn đang tích cực mua gạo để thực hiện những hợp đồng đã ký. Cung thóc mới của Việt Nam sẽ có vào khoảng tháng 8. Từ nay đến hết tháng 7, khả năng giá gạo Việt nam sẽ tiếp tục vững ở mức cao.

 Philippine dự định sẽ mua toàn bộ 300.000 tấn gạo đấu thầu lần này của Việt nam, bởi giá chào bán gạo Thái lan quá cao. Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) ngày 6/6 đã tổ chức đấu thầu mua 275.000 tấn gạo 25% tấm và 25.000 tấn gạo giàu sắt.

Gạo 5% tấm của Việt Nam có giá chào bán 305-310 USD/tấn, FOB Thành phố Hồ Chí Minh, so với 305 USD/tấn tuần trước, trong khi gạo 10% tấm giá vững ở 300 USD/tấn.

Diễn biến giá gạo, USD/tấn, FOB:

Loại gạo

Giá 6/5

So với 1/5

Thái Lan, 100% B

333-335

+2

5% tấm

324-325

+2 đến +5

100% đồ

324-333

+2

Việt Nam, 5% tấm

305-310

+5

10% tấm

300

0



Nguồn tin: Vinanet
Báo cáo phân tích thị trường