Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp chế biến gỗ và kinh doanh lâm sản xuất khẩu
24 | 08 | 2007
Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho các doanh nghiệp chế biến gỗ và kinh doanh lâm sản xuất khẩu không chỉ cơ hội mà còn rất nhiều thách thức
Cơ hội cho doanh nghiệp
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp gỗ Việt Nam xuất khẩu các loại lâm sản, đặc biệt là các sản phẩm chế biến từ gỗ, tăng khả năng hội nhập với thị trường thế giới nhờ nguyên tắc không phân biệt đối xử và chính sách cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi vào thị trường các nước thành viên, kể cả những ưu đãi thuộc quy chế MFN dành cho các nước thành viên WTO. - Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp gỗ có cơ hội thuận lợi mở rộng hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết, chuyển giao công nghệ, đồng thời tận dụng được lợi thế sẵn có về nhân công, tài nguyên thiên nhiên rừng phong phú nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Các doanh nghiệp có khả năng rút ngắn khoảng cách tụt hậu, tranh thủ và bổ xung các lợi thế sẵn có giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra, trong quá trình hội nhập các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu kỹ thuật công nghệ, đặc biệt với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ khác. - Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường gỗ là lâm sản thế giới được cải thiện nhờ quá trình đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Thách thức - Năng lực cạnh tranh yếu, năng suất lao động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản Việt Nam còn thấp. Tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn chậm chạp, do đó khả năng và tính năng động của các doanh nghiệp nhìn chung còn yếu. - Còn nhiều vấn đề trong việc cân đối và sử dụng vốn để đầu tư và tái đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam. - Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản cũng như các doanh nghiệp Việt Nam khác chưa có sự chuẩn bị đầy đủ cho quá trình hội nhập kinh tế, chưa đưa ra được các chiến lược, chính sách thích ứng để có thể hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố. Mức độ phổ cập thông tin liên quan đến WTO tới doanh nghiệp và cán bộ còn thiếu và và không đồng bộ. Nội dung được phổ biến còn mang tính khái quát, chưa gắn với doanh nghiệp và những mục tiêu chính sách hội nhập của doanh nghiệp. Nhìn chung đa phần các doanh nghiệp chưa định ra được chiến lược và chính sách cạnh tranh sản phẩm để đến thời điểm gia nhập WTO, các doanh nghiệp có thể chủ động cạnh tranh để chiếm thị phần tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong nước và thế giới. Một tỷ trọng tương đối lớn các sản phẩm xuất khẩu hiện nay của các doanh nghiệp gỗ và lâm sản là sản phẩm, sử dụng nhiều lao động, do đó khả năng cạnh tranh yếu so với sản phẩm của các nước khác. - Khả năng tiêu thụ sản phẩm gỗ và lâm sản nói chung của thị trường nội địa còn nhỏ, hạn chế việc kích thích các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, cải cách cơ cấu mặt hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp trong nước mà còn làm giảm tốc độ đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Đội ngũ cán bộ lãnh đạo còn nhiều người chưa ý thức được ảnh hưởng của việc gia nhập WTO, những cơ hội và thách thức mà WTO mang lại, nên việc định hướng chiến lược cho các doanh nghiệp còn lúng túng, chưa chủ động có các biện pháp đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội của việc gia nhập WTO. - Mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn do những điểm yếu của việc xử lý đối với các sản phẩm lâm sản, đặc biệt là các sản phẩm gỗ của Việt nam để hạn chế những ảnh hưởng của thời tiết khí hậu và khả năng cạnh tranh thấp, nên khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp phải đối mặt với không ít đối thủ cạnh tranh từ các nước thành viên có nền kinh tế phát triển hơn, với trình độ kỹ thuật cao hơn. - Chiến lược Lâm nghiệp được thực thi và Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo ra môi trường kinh doanh đa dạng, phong phú hơn đòi hỏi các doanh nghiệp gỗ phải không chỉ có phương án kinh doanh hiệu quả, có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế mà phải có trình độ thông thạo về hội nhập kinh tế quốc tế mới có thể khai thác lợi thế mà WTO và chiến lựợc Lâm nghiệp mang lại.
- Mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn do những điểm yếu của việc xử lý đối với các sản phẩm lâm sản, đặc biệt là các sản phẩm gỗ của Việt nam để hạn chế những ảnh hưởng của thời tiết khí hậu và khả năng cạnh tranh thấp, nên khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp phải đối mặt với không ít đối thủ cạnh tranh từ các nước thành viên có nền kinh tế phát triển hơn, với trình độ kỹ thuật cao hơn.
- Chiến lược Lâm nghiệp được thực thi và Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo ra môi trường kinh doanh đa dạng, phong phú hơn đòi hỏi các doanh nghiệp gỗ phải không chỉ có phương án kinh doanh hiệu quả, có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế mà phải có trình độ thông thạo về hội nhập kinh tế quốc tế mới có thể khai thác lợi thế mà WTO và chiến lựợc Lâm nghiệp mang lại.
Nguồn: http://www.quangngai.gov.vn