Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đắc Lắc tổ chức Tuần lễ văn hóa cà phê 2007
23 | 10 | 2007
Nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá hình ảnh cây cà phê Đác Lắc và thương hiệu Cà phê Việt Nam, UBND tỉnh Đác Lắc sẽ phối hợp với TP Hồ Chí Minh, Hà Nộ; tổ chức Tuần lễ văn hóa cà phê 2007 vào trung tuần tháng 12. Ở TP Hồ Chí Minh, tuần lễ cà phê sẽ diễn ra từ ngày 13 đến 16-12 tại Công viên văn hóa Tao Đàn và ở Hà Nội, từ ngày 29-11 đến 2-12, tổ chức tại Công viên Thống Nhất.

Hiện, Việt Nam đang là nước xếp ở vị trí thứ 2 trên thế giới về sản lượng xuất khẩu mặt hàng cà phê nhân ra thị trường thế giới. Năm 2007, cả nước xuất khẩu khoảng 900.000 tấn cà phê với kim ngạch đạt gần 1,5 tỷ USD, trong đó cà phê của Đác Lắc chiếm hơn 50% sản lượng. Hiện nay, ngoài các cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngăn ngày, cà phê dược xem là cây kinh tế chủ lực của địa phương.

So với các dịa phương khác trong vùng Tây Nguyên, Đác Lắc có lợi thế hơn hẳn về điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây cà phê phát triền. Qua thống kê, toàn tỉnh có khoảng 3 11.000 ha đất đỏ bazan, đây là loại đất rất thích hợp cho cây cà phê phát triển tốt nhất. Nhờ vào điều kiện tự nhiên, Đác Lắc đã có tốc độ phát triển cây cà phê rất nhanh. Nếu trước năm 1975, Đác Lắc chỉ có khoảng 12.000 ha cà phê nhưng đến đầu năm 2007 toàn tỉnh đã trồng được hơn 174.000 ha. Hiện cả nước, diện tích trồng cà phê là 489.000 ha. Niên vụ 2006- 2007 vừa qua, sản lượng cà phê Đác Lắc đã thu hoạch được 435.000 tấn cà phê nhân. 9 tháng đầu năm 2007, Đác Lắc đã xuất khẩu đạt được giá trị kim ngạch 479 triệu USD.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, ông Lữ Ngọc Cư cho biết, với chương trình Tuần lễ văn hóa cà phê 2007, lần đầu tiên Đác Lắc mang cây cà phê của địa phương về thành thị giới thiệu với người tiêu dùng. Không dừng lại ở phạm vi tôn vinh hình ảnh cây cà phê của Đác Lắc mà còn là hoạt động để quảng bá thương hiệu cà phê Việt Nam. Tuần lễ văn hóa cà phê năm 2007 là hoạt động tiếp nối những kết quả đã đạt được tại Festival cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức năm 2005 và sẽ là bước đệm để chuẩn bị cho "Năm cà phê" với dự kiến UBND tỉnh Đác Lắc sẽ tổ chức Fetival cà phê Buôn Ma Thuột vào năm 2008. Do đó, Tuần lễ văn hóa cà phê sẽ tổ chức bằng những hình ảnh cô đọng nhưng thể hiện đầy đủ những thông tin về ngành sản xuất cà phê của Việt Nam.

Sẽ có hơn 30 thương hiệu cà phê và quán cà phê nổi tiếng nhất Việt Nam tại các địa phương trên cả nước và một số doanh nghiệp cà phê của nước ngoài tham gia các gian hàng, mô hình tại hội chợ. Trong suốt thời gian diễn ra Tuần lễ văn hóa cà phê, sẽ tái diễn các hoạt động của quá trình sản xuất như trồng trọt, thu hoạch, phơi, rang, xay, chế biến và pha chế. Với 6 chương trình chính gồm: tái dựng mô hình nông trang cà phê rộng 500 m2 với hình ảnh 30 cây cà phê của 5 giống cà phê của Đác Lắc đang ở những giai đoạn ra hoa kết quả xanh, chín chuyển về từ Đác Lắc cùng một số hoạt động khác như triển lãm phản ảnh tư liệu, tọa đàm, tư vấn cho người tiêu dùng, ẩm thực và các hoạt động văn hóa nghệ thuật giải trí mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên.

Như nhận xét của ông Lý Thanh Tùng, Giám đốc Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Đác Lắc cho biết, bên cạnh việc tập trung xuất khẩu ngành cà phê cũng đang đẩy mạnh các hoạt động nhăm kích cầu nhu cầu tiêu dùng trong nước. Vì vậy Tuần lễ văn hóa cà phê còn là dịp thuận lợi để các doanh nghiệp chế biến cà phê trong nước ngoài việc gặp gỡ đối tác trong và ngoài nước còn có cơ hội giới thiệu các thương hiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Lâu nay, người Việt Nam không có thói quen uống cà phê như người nước ngoài vì vậy mọi người không quan tâm nhiều đến mặt hàng cà phê chế biến của Việt Nam. Thời gian qua, 90% sản lượng cà phê của Việt Nam là phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Đến nay, chỉ tính riêng ở Đác Lắc, đã có 141 doanh nghiệp hoạt động trong ngành cà phê, trong đó còn có cả các đơn vị chế biến các loại cà phê rang xay, cà phê bột.

Mặc dù, thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng nhưng thực tế hoạt động sản xuất cà phê còn phụ thuộc vào các yếu tố thiên nhiên khác. Vì vậy, Đác Lắc đã quy họach tổng thể ngành cà phê của địa phương theo hướng không mở rộng diện tích trồng trọt chỉ tập trung vào nâng cao năng suất, tăng sản lượng, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại. Đến nay, toàn tỉnh đã có 133 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư là 17.700 tỷ đồng, trong đó 51 dự án có vốn đầu tư FDI và vốn đầu tư ngoài tỉnh.



Nguồn: chebien
Báo cáo phân tích thị trường