Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nhập khẩu cá ngừ hộp tăng tại tất cả các thị trương lớn của EU
26 | 11 | 2007
Giá cao tác động đến thị trường
Sản lượng khai thác được dự đoán sẽ sớm phục hồi ở vùng biển Ấn Độ Dương. Ngược lại, sản lượng ở vùng biển đông Thái Bình Dương vẫn rất thấp, mặc dù lệnh cấm khai thác đã chấm dứt. Vì vậy, giá nguyên liệu từ Thái Bình Dương đang tăng trở lại. Cá ngừ vây vàng nguyên con tăng lên 1.950 EUR/tấn. Tuy nhiên, việc giá trị đồng Euro cao so với đồng đôla Mỹ đang giúp các nhà máy đồ hộp của EU giảm bớt gánh nặng chi phí, khi nhập khẩu cá ngừ bằng đồng USD vào châu Âu. Giá cá ngừ vằn hiện đang vượt quá 1.500 USD/tấn tại thị trường Thái Lan. Giá cao đang thúc đẩy các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, trong đó sự xâm nhập của cá ngừ khai thác bất hợp pháp (IUU) bị coi là sự cạnh tranh phi pháp, vì các nước EU luôn tôn trọng những quy định pháp lý trong quan hệ thương mại của họ. Để giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực đối với ngành cá ngừ của mình, EU đã đề xuất một bộ luật ngăn chặn sự xâm nhập vào thị trường của họ dưới bất kỳ hình thức nào của cá ngừ khai thác trái phép. Ước tính, khai thác trái phép, không khai báo và không kiểm soát (IUU), chiếm đến 30% tổng sản lượng cá ngừ thế giới.
Thương lượng về thuế mất đi tầm quan trọng
Trong những cuộc họp gần đây của ngành sản xuất đồ hộp thủy sản (Hội nghị đồ hộp thủy sản ANFACO và Hội nghị Cá ngừ quốc tế Azores), có vẻ như vấn đề thuế đang mất đi tầm quan trọng trong các cuộc thương lượng về thương mại, thay vào đó, vấn đề khai thác IUU lại có vẻ có vị trí quan trọng hơn trong các đối thoại về chính sách. Các nhà sản xuất ở Thái Lan và Philippin đang muốn tìm kiếm các nhà đầu tư của châu Âu hơn là tranh cãi về mức thuế cao tại thị trường EU.
Một vấn đề khá quan trọng khác trong các cuộc đối thoại về chính sách là việc chuyển đổi các hiệp định ACP (các nước châu Phi, các nước trong vùng biển Caribê và khu vực Thái Bình Dương) thành các hiệp định về đối tác kinh tế (EPAs). Vấn đề quan trọng nhất liên quan đến ngành cá ngừ và các sản phẩm nghề cá nói chung là nguồn gốc xuất xứ. Đối với khu vực Thái Bình Dương, cá ngừ, mặc dù được đánh bắt từ các tàu không thuộc nhóm các nước hiện nay được áp dụng giảm thuế (ACP và các nước EU), vẫn được phép chế biến và xuất sang EU mà không phải chịu thuế. Sự dễ dãi về nguồn gốc xuất xứ này đang gây ra lo lắng đối với các nước khai thác cá ngừ của EU.
Nhập khẩu cá ngừ đóng hộp tăng tại tất cả các thị trường lớn
Giai đoạn tiêu thụ chính đối với cá ngừ hộp ở Italia là mùa hè, vì vậy nhập khẩu trong những tháng đầu năm 2007 luôn tương đối thấp và không thể hiện toàn bộ xu hướng thị trường. Các công ty liên doanh giữa Italia và Tây Ban Nha, với hoạt động sản xuất diễn ra tại Tây Ban Nha và tiêu thụ tại Italia, đóng vai trò quan trọng ở thị trường này . Kết quả là, tổng nhập khẩu cá ngừ hộp vào Italia đã tăng 20% trong giai đoạn đầu năm 2007, trong đó Tây Ban Nha là nhà xuất khẩu lớn nhất. Dự báo tổng nhập khẩu của Italia trong năm 2007 sẽ đạt 75.000 tấn.
Nhập khẩu cá ngừ hộp của Italia (đơn vị: 1000 tấn)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
T1-7/2006
T1-7/2007
Tây Ban Nha
31,7
33,0
33,1
35,0
36,1
37,0
36,7
23,5
25,6
Bờ Biển Ngà
4,8
5,9
9,2
9,9
14,0
8,9
9,1
4,3
6
Sây xen
5,0
7,3
6,8
7,7
4,6
7,0
6,9
3
2,5
Côlômbia
0,2
0,6
2,2
3,7
6,4
7,0
5,0
3,1
4,6
Pháp
0,3
0,5
3,3
5,2
6,1
4,6
3,4
2,3
3,9
Bồ Đào Nha
2,2
2,2
2,6
2,7
2,6
2,8
2,5
1,7
1,4
Nước khác
3,9
2,5
3,9
5,2
4,3
4,2
5,9
3,6
5,1
Tổng cộng
48,1
52,0
61,1
69,4
74,1
71,5
69,5
41,5
49,1
Anh tiếp tục là nước nhập khẩu cá ngừ hộp chính ở châu Âu, khoảng 130.000 tấn mỗi năm. Sự tăng đột xuất giá cá ngừ hộp hiện nay đã có tác động xấu tới nhu cầu mua của các chuỗi siêu thị lớn. Nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2007 giữ ổn định ở mức 87.400 tấn. Môritani tiếp tục là nhà cung cấp chính với lượng xuất khẩu tương đương so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng lớn duy nhất thuộc về Philippin, xuất khẩu của nước này đã tăng trên 40%, trong khi các nước chính khác như Xây-xen và Thái Lan lại đánh mất thị phần. Dự đoán, dù giá cao, tổng nhập khẩu cá ngừ hộp vào Anh vẫn là khoảng 132.000 tấn, tương đương với mức của năm 2006. Hơn 2/3 nhập khẩu cá ngừ hộp của Anh có xuất xứ từ ACP và mối lo về mức thuế cao hơn trong năm 2008 sẽ có thể ảnh hưởng đến nhập khẩu từ các nước này.
Nhập khẩu cá ngừ hộp của Anh (đơn vị: 1000 tấn)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
T1-8/2006
T1-8/2007
Môritani
15,4
22,5
23,4
23,1
29,5
24,9
25,9
17,3
17,2
Xây sen
17,7
23,3
29,4
23,9
29,5
28,8
32,0
18,6
15,3
Thái Lan
13,4
16,9
17,6
18,2
13,1
15,9
17,4
13,1
12,3
Ghana
14,0
19,6
19,1
23,0
22,1
20,2
16,4
11,2
11,5
Philippin
8,1
6,0
8,5
7,7
6,2
9,7
10,1
6,7
9,4
Papua NG
*
*
*
*
*
*
5,2
3,4
2,2
Manđivơ
2,9
2,7
3,4
3,4
4,1
4,6
1,9
1,2
1,8
Inđônêxia
6,3
4,7
6,8
4,3
3,1
2,8
1,2
0,8
1,2
Nước khác
26,4
28,3
29
26,6
24,6
25,7
21,9
15
16,5
Tổng cộng
104,2
124
137,2
130,2
132,2
132,6
132,0
87,3
87,4
Thị trường cá ngừ hộp ở Pháp nhỏ hơn một chút so với ở Anh. Bờ Biển Ngà đã khôi phục trở lại sau cuộc khủng hoảng của năm noái và lượng xuất khẩu sang Pháp tăng mạnh tới 65%. Ecuađo cũng thể hiện sự tăng trưởng ấn tượng. Ngược lại, xuất khẩu của các nhà cung cấp lớn khác giảm, chủ yếu do giá cá ngừ cao và sự hồi phục của ngành cá ngừ Bờ Biển Ngà. Những tháng tới, nhập khẩu có thể tiếp tục tăng và tổng nhập khẩu của Pháp có thể đạt 115.000 tấn trong cả năm 2007.
Nhập khẩu cá ngừ hộp của Pháp (đơn vị: 1000 tấn)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
T1-7/2006
T1-7/2007
Bờ Biển Ngà
41,5
33,4
41
30,3
33,7
21,6
22,9
12
19,9
T.B.Nha
17,7
15,2
13,8
19,1
18,6
21,8
22,2
13,5
13,2
Êcuađo
*
*
*
*
*
7,2
9,1
4,8
8,1
Xây sen
8,4
8,6
11
12,6
14,7
11,3
14,7
9,5
8,4
Mađagatca
7,2
9,3
10
14,4
12,9
14,7
15,4
8
5,5
Thái Lan
*
*
*
*
*
*
8,9
7
4,9
Ghana
4,4
5,3
3,5
5,3
5,1
6,5
5,1
3,4
3,1
Italia
*
3,6
6,2
9,8
7,3
8,0
6,0
3,7
2,2
Xênêgan
4,1
4,9
6,7
6,9
4,9
4,3
1,1
0,4
1
Nước khác
13,3
10,6
25,2
17,4
9,9
12,5
6,1
4,1
4,8
Tổng cộng
96,6
90,9
117,4
115,8
107,1
107,9
111,4
66,5
71,2
Cũng như ở Anh, nhập khẩu cá ngừ hộp của Đức năm 2007 tương đương với năm 2006. Nhà cung cấp chính tiếp tục là Philippin, nước trong nhiều năm đã thiết lập được mối liên kết thị trường tốt với các siêu thị ở Đức. Ecuađo gần như chắc chắn trở thành nhà cung cấp cá ngừ hộp lớn thứ hai cho thị trường Đức với khoảng 13.000 tấn trong 8 tháng đầu năm 2007.
Nhập khẩu cá ngừ hộp của Đức (đơn vị: 1000 tấn)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
T1-8/2006
T1-8/2007
Philippin
14,7
16,5
22,7
23,8
19,1
20,3
23,4
15,3
18,4
Hà Lan
0,3
0,2
0,1
0,4
0,3
3,5
0,2
14,8*
9,7*
Thái Lan
2,8
5,0
7,6
9,6
5,5
11,5
18,1
15,4
9,4
Êcuađo
5,0
3,6
3,9
3,2
13,7
14,6
15,8
3,6
7,4
Inđônêxia
1,6
2,1
2,1
2,7
3,4
7,0
6,0
4,6
6,3
Papua NG
1,6
2,0
4,9
8,7
8,4
9,6
4,4
2
2,9
Mauritani
0,6
1,2
0,6
0,6
1,5
0,2
0,6
0,5
1,6
Ghana
2,9
2,0
0,6
0,2
0,2
0,4
1,4
0,7
1
Xây sen
3,6
6,9
0,1
1,0
0,3
6,6
6,7
0,5
0,8
Pháp
8,8
13,3
16,1
12,8
8,1
5,7
2,2
1,6
0,6
Nước khác
35,5
18,1
23,8
26,4
20,9
4,9
8,0
19,5
14,5
Tổng cộng
77,4
70,9
82,5
89,4
81,4
84,3
86,8
63,7
62,9
*) Phần lớn XK của nước này là hàng tái xuất (nhập khẩu từ Ecuađo)
Khả năng bãi bỏ sự nhân nhượng về thuế gây lo ngại cho thị trường
Giá cá ngừ hộp ở EU đang tăng lên, nhưng vẫn chưa tương xứng với sự tăng giá nguyên liệu. Sớm hay muộn thì người tiêu dùng cuối cùng ở châu Âu và Mỹ cũng phải chịu phần tăng lên của giá nguyên liệu, bao gồm cá, nhiên liệu, vỏ hộp... Chính vì vậy, nhập khẩu có thể sẽ giảm. Tuy nhiên, do sự nhân nhượng về thuế đối với các nước ACP từ 1/1/2008 tới là không chắc chắn, có thể các nhà nhập khẩu sẽ lấp đầy kho dự trữ của mình bằng cá ngừ hộp nhập từ các nước này với mức thuế bằng 0 hiện nay mà không cần biết điều gì sẽ xảy ra trong năm tới.


Nguồn: vinanet.vn
Báo cáo phân tích thị trường