Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
CNTT - “đòn bẩy” của hiệu quả sản xuất
24 | 07 | 2007
Sản xuất đã trở thành một mô hình doanh nghiệp có quy mô toàn cầu. Ngày nay, khả năng tối ưu hóa chi phí là động lực chính của giải pháp phân tán sản xuất này nhưng đồng thời nó đòi hỏi các hệ thống CNTT phải vận hành cao hơn những giới hạn thiết kế ban đầu... Bài viết của Ông Philip Wee, Giám đốc Tiếp thị của Intel tại khu vực châu Á, Thái Bình Dương.

Khả năng tối ưu hóa chi phí là trái tim của bước chuyển đổi sang sản xuất phân tán, giúp giảm các chi phí lao động, nguyên liệu hay vận chuyển. Hai thành phần kinh tế trong thị trường sản xuất toàn cầu ngày nay đang có bước chuyển đổi rõ rệt nhất là ngành công nghiệp ô tô và ngành công nghiệp công nghệ cao.

Các máy tính cá nhân không còn chỉ được sản xuất tại Mỹ hay châu Âu và tất cả các nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã chuyển các dây chuyền sản xuất của mình ra nước ngoài. Ngoài ra còn có rất nhiều các thành phần kinh tế sản xuất chuyên ngành khác như cao su, may mặc, thực phẩm, dược phẩm, không gian vũ trụ và nhiều thành phần kinh tế khác, rất nhiều trong số các thành phần này sử dụng các chu trình sản xuất tương tự nhau và có thể hưởng lợi từ những thành tựu của những thành phần kinh tế vốn đã toàn cầu hóa các hoạt động của mình.

Ngành công nghiệp ô tô đã đi tiên phong với việc rất nhiều chu trình sản xuất hiện đang được coi là tiêu chuẩn tại các cơ sở sản xuất hiện đại – sản xuất JIT, rô bốt, các chu trình TQA và nhiều chu trình khác. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp điện tử và công nghệ cao đã đóng góp vào các chu trình sản xuất này trên các lĩnh vực như quản lý cung ứng hàng hóa với nhu cầu phân phối hàng triệu những con chip siêu nhanh, siêu nhỏ từ các dây chuyền sản xuất được phân tán trên toàn cầu.

Tuy nhiên, những thay đổi như vậy trong các ngành công nghiệp cũng đã tạo ra những thách thức mới. Các nhà sản xuất hiện nay cần có nhận thức rõ nét hơn về bảo mật, về khả năng kết nối và về các tiêu chuẩn. Họ cần làm việc với nhiều lực lượng lao động có phạm vi phân tán rộng hơn, với một số lượng lớn hơn các nhà cung cấp, các công ty cung ứng và các công ty dịch vụ hậu cần. Họ cần được kết nối với nhau nhưng cũng cần phải đảm bảo sự an toàn...

Nhiều thách thức nhưng cũng mở ra vô vàn cơ hội, khi CNTT “xâm thực” vào sản xuất, nó thực sự tạo nên một “đòn bẩy” diệu kỳ cho hiệu quả sản xuất... Tiếp tục bài viết của ông Philip Wee, Giám đốc Tiếp thị của Intel tại khu vực châu Á, Thái Bình Dương.

Rất nhiều thách thức

Một trong những thách thức lớn nhất dành cho các nhà sản xuất hiện nay là nhu cầu về tốc độ. Họ cần giảm thời gian đưa các sản phẩm mới ra tới thị trường để có thể tăng hiệu quả cạnh tranh. Những chu trình cải tiến mới phải được áp dụng không chỉ trong quá trình sản xuất mà quan trọng hơn là trong quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm mới. Một minh chứng rõ nét là sự quan tâm của khách hàng mới nổi lên gần đây đối với những chiếc xe ô tô có hiệu quả tiêu thụ năng lượng cao do giá dầu trên thế giới tăng cao.

Điều này đã dẫn tới nhu cầu đối với những thiết kế ô tô mới, từ những chiếc xe ô tô nhỏ hơn tới động cơ nhiên liệu hỗn hợp hybrid chạy bằng năng lượng điện. Điều này cũng có nghĩa là cần phải có một chu trình hoàn thiện mới về các thiết kế ô tô cơ bản, từ hệ thống truyền động tới hợp lý hóa hệ thống khung xe và tới những động cơ có hiệu suất tiết kiệm năng lượng cao hơn. Điều này sẽ tạo ra nhiều áp lực hơn cho các bộ phận thiết kế trong công ty và từ đó tạo ra khả năng có thể thuê gia công trong nước và quốc tế với sự tham gia của những công ty chuyên ngành thiết kế để có thể thiết kế một số những thành phần này. Các bộ phận thiết kế trong công ty giờ đây có thêm một nhiệm vụ là điều phối nhiều bộ phận thiết kế khác nhau trong một môi trường CPD (Phát triển Sản phẩm Cộng tác).

Chính khả năng phân tán trong hoạt động thiết kế này đã thúc đẩy hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp nhưng cũng mang lại những thách thức về tính bảo mật và chi phí. Bất cứ khi nào một công ty ký hợp đồng thiết kế quay số vào một hệ thống mạng làm việc cộng tác dành cho các đối tác bên ngoài doanh nghiệp, công ty này đã tạo ra một cơ hội cho các thành phần xâm nhập trái phép vào mạng của doanh nghiệp. Một số công ty thiết kế khác lại yêu cầu các nhân viên thiết kế của mình chạy đi chạy lại giữa khách hàng và nhà cung cấp để giảm rủi ro về bảo mật khi họ cần đánh giá các bản thiết kế. Những điều này dẫn đến việc tốn thời gian và tiền bạc, đặc biệt khi làm việc trong một môi trường cộng tác toàn cầu.

Thách thức mới thứ hai mà các nhà thiết kế hiện đại đang phải đối mặt là sự gia tăng của tính phức tạp trong chính bản thân thiết kế đó. Điều này sẽ kéo dài chu trình thẩm định cần thiết để đảm bảo bản thiết kế sẽ mang lại hiệu quả. Ví dụ, trong ngành công nghiệp công nghệ cao, bất cứ sự gia tăng nào về hiệu suất hoạt động của chip thường đi kèm với vấn đề gia tăng nhiệt độ của chip. Để giải quyết vấn đề nhiệt độ này, các nhà thiết kế sử dụng những thiết kế phức tạp hơn, các vật liệu khác nhau hay thay đổi toàn bộ kiến trúc. Khi tính phức tạp tăng lên thì thời gian cần thiết cho chu trình thẩm định cũng tăng theo – khoảng thời gian này có thể rất khác biệt, từ một vài giờ tới một vài ngày cho mỗi lần chạy thẩm định. Điều này cũng sẽ biến việc thay đổi và tái thẩm định trở thành một chu trình rất tốn thời gian và tiền bạc.

Thách thức lớn thứ ba nằm ở thực tế là các công ty hiện đang hoạt động trên phạm vi toàn cầu với chế độ làm việc 24x7. Các nhân viên và hàng loạt thiết bị làm việc bị phân tán tại các địa điểm khác nhau trên toàn thế giới sẽ biến việc bảo trì và hỗ trợ thành một thách thức to lớn. Đôi khi phương tiện liên lạc duy nhất là thông qua một hệ thống mạng của đơn vị thứ ba – thêm một rủi ro an ninh nữa cho hệ thống mạng. Các bộ phận nằm phân tán còn có xu hướng đưa thêm các node mạng vào trong hệ thống mạng mà không cho bộ phận phụ trách CNTT biết. Điều này sẽ tạo ra cho các hacker cơ hội mở cửa sau để thâm nhập vào hệ thống mạng của doanh nghiệp.

Sự có mặt của Intel và những cơ hội mới

Tin mừng là Intel sẽ giải quyết tất cả những vấn đề mà ngành sản xuất đang phải đối mặt với nền tảng điện toán mới nhất của mình là Intel® vPro™. Intel vPro không chỉ là một loạt các chip mới hay một thiết kế hệ thống mới mà đây là một giải pháp ở cấp độ nền tảng giúp các giám đốc CNTT nâng cao khả năng quản lý, tăng cường hiệu suất hoạt động của hệ thống và nâng cao tính bảo mật khi triển khai các máy tính mới.

Bộ vi xử lý trong nền tảng Intel vPro được dựa trên một thiết kế hai nhân giúp mang lại hiệu suất hoạt động cao hơn 40% trong khi tiêu thụ ít điện năng hơn 40%. Hiệu suất hoạt động được tăng cường tự nó đã có nghĩa là các chu trình thẩm định thiết kế sẽ ngắn hơn, cho phép các kỹ sư có thể hoàn thiện các dự án của mình đúng tiến độ và sản phẩm sẽ được thiết kế tốt hơn do các kỹ sư giờ đây không phải đánh đổi giữa việc cố gắng đưa ra một thiết kế khác với thời gian cần để thẩm định thiết kế này. Điều này cho phép các công ty đưa ra các sản phẩm tốt hơn và kịp thời hơn để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường. Những lợi ích thêm mà nền tảng mới này mang lại là tiết kiệm chi phí điện năng cho doanh nghiệp khi vận hành và rút ngắn thời gian thẩm định thiết kế sản phẩm.

Các máy tính sử dụng công nghệ Intel vPro còn có khả năng ảo hóa với công nghệ được tích hợp sẵn Intel Virtualization Technology (VT) cần thiết để hỗ trợ những hệ thống ảo. Điều này sẽ nâng cao khả năng bảo mật trong một môi trường CPD. Người sử dụng có thể tạo ra một hệ thống ảo cho mục đích sử dụng CPD trong khi vẫn duy trì những hệ thống ảo khác kết nối với mạng doanh nghiệp. Mọi hanh vi sử dụng đường liên kết trong môi trường làm việc cộng tác này để tấn công cửa sau vào hệ thống mạng của doanh nghiệp sẽ bị chặn lại bởi phần cứng hỗ trợ công nghệ VT.

Quan trọng nhất, công nghệ VT cho phép các nhân viên có thẩm quyền quản lý hệ thống từ mọi nơi trên thế giới thông qua hệ thống mạng và cung cấp khả năng hỗ trợ không giới hạn 24x7. Lợi ích có giá trị nhất của nền tảng này là vẫn duy trì khả năng hoạt động của hệ thống kể cả khi các máy tính đã tắt nguồn hay toàn bộ hệ điều hành đã bị hỏng, miễn là vẫn duy trì kết nối trong hệ thống mạng. Các nhân viên CNTT cũng có thể lập danh sách các tài sản và danh mục phần cứng/phần mềm một cách chính xác từ xa, đồng thời ngăn chặn những nguy cơ tấn công hệ thống, khắc phục các sự cố phần cứng và phần mềm nhanh hơn, và nâng cao thời gian hoạt động của hệ thống.

Những khả năng mạnh mẽ mới này được thiết kế trong tất cả các máy tính sử dụng công nghệ Intel vPro. Điều này có nghĩa là các kỹ sư CNTT sẽ chỉ phải tốn ít thời gian hơn cho các tác vụ hàng ngày, cho vấn đề bảo mật hệ thống và cho tác vụ giúp tất cả các máy tính trong hệ thống mạng của doanh nghiệp làm việc thông suốt với nhau. Kết quả là các nhà sản xuất có thể tập trung những nguồn tài nguyên của mình vào những nơi cần nhiều tài nguyên nhất. Và tập trung vào việc xây dựng những điều mới tốt hơn, nhanh hơn đồng thời nâng cao lợi nhuận một cách an toàn và bảo mật tại tất cả các khu vực trên thế giới.

Việc kinh doanh RISCy

Với việc các hệ thống máy chủ sử dụng kiến trúc Intel với các bộ vi xử lý Itanium và Xeon tiếp tục hỗ trợ hầu hết các ứng dụng lớp ngoài và lớp giữa trong ngành sản xuất, rất nhiều các công ty đang có động thái chuyển nốt sang kiến trúc Intel để chạy các hệ thống lớp cuối. Ngày càng nhiều các nhà sản xuất đang nhìn thấy nhu cầu triển khai một nền tảng chung trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của mình. Rất nhiều doanh nghiệp sản xuất đang tránh việc triển khai các hệ thống mainframe dựa trên RISC và các máy trạm dùng cho những tác vụ điện toán nặng để có thể chuẩn hóa trên một giải pháp Intel x86 từ đầu đến cuối. Chuẩn hóa sẽ cho phép tạo ra khả năng sản xuất hàng loạt và từ đó thúc đẩy các nền kinh tế với chi phí thấp hơn và chất lượng cao hơn vốn rất quan trọng trong môi trường kinh doanh siêu cạnh tranh với các đường biên lợi nhuận ngày càng giảm như hiện nay.



Theo VTV
Báo cáo phân tích thị trường