Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Hỗ trợ người nghèo trong “bão giá”
04 | 12 | 2007
"Chính phủ sẽ cấp tiền cho người dân vũng lũ lụt mua dầu thắp sáng, hỗ trợ tài chính, tín dụng ưu đãi giúp nông dân, ngư dân khắc phục sản xuất. Đảm bảo người dân vùng khó khăn ổn định cuộc sống, không để người dân bị thiếu lương thực, thuốc chữa bệnh vì giá cả tăng cao", Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết

Tại cuộc hopVăn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về các giải pháp điều hành giá cả, thị trường cuối năm 2007 và dịp Tết Nguyên đán Mậu Tý. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công thương chủ động phối hợp với các Bộ liên quan áp dụng hoặc trình Thủ tướng Chính phủ áp dụng các biện pháp hỗ trợ cần thiết về thuế, vốn, thông tin, thủ tục hành chính, cơ chế nhập khẩu tiểu ngạch và các biện pháp phù hợp khác để bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón, thuốc trừ sâu, lương thực, thực phẩm, gas, thuốc chữa bệnh và các hàng tiêu dùng thiết yếu khác phục vụ đời sống nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Phối hợp với Bộ NN-PTNT điều hành lượng gạo xuất khẩu năm 2007 theo đúng kế hoạch đề ra.

Vào dịp cuối năm, tiền lương, tiền thưởng, giải ngân vốn đầu tư xây dựng tăng cao, lượng kiều hối về nhiều... Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính, KH-ĐT thực hiện các giải pháp kiểm soát tổng phương tiện thanh toán và các biện pháp kiềm chế tăng giá. Việc thực hiện lộ trình xóa bao cấp qua giá tiếp tục được triển khai, để trong năm 2008, giá dầu, giá than (trừ than cho sản xuất điện) thực hiện theo cơ chế thị trường. Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu thực hiện các chính sách và giải pháp hỗ trợ của Nhà nước cho những người nghèo và các DN bị tác động do điều chỉnh giá…

Chỉ số giá tiêu dùng cả năm có thể tăng tới 11%

Báo cáo mới đây của Tổ điều hành thị trường trong nước cho thấy, trong tháng 12 này, hầu hết các mặt hàng đều tăng giá. Dự báo, chỉ số giá tiêu dùng cả tháng có thể tăng trên 1,5%, như vậy chỉ số giá tiêu dùng năm 2007 sẽ tăng tới 11%. Cụ thể, giá lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng do tình hình thời tiết, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, nhu cầu chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết tăng cùng với tâm lý hạn chế bán ra sẽ tạo sức ép tăng giá đối với nhiều mặt hàng, nhất là những mặt hàng phục vụ nhu cầu Tết.

Do ảnh hưởng của bão lũ, đặc biệt sau khi tăng giá xăng dầu, giá đường bán buôn tại thị trường Hà Nội đã tăng đột biến lên mức 7.200 đồng/kg, miền Trung 7.800 - 8.000 đồng/kg và TP HCM từ 7.600 - 7.800 đồng/kg. Giá bán lẻ trên thị trường cũng tăng từ 500 - 1.000 đồng/kg, phổ biến ở mức 9.000 - 11.500 đồng/kg.

Thứ trưởng Trần Văn Tá: 
Giá tăng, Bộ Tài chính xin nhận trách nhiệm

Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Tá chủ yếu lý giải về những nguyên nhân khách quan khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao. Góp phần chính là do giá dầu thế giới tăng cao. Chúng ta không thể giữ mãi giá xăng dầu bao cấp cho toàn xã hội. Mặc dù đã điều chỉnh giá xăng, dầu thì năm nay nhà nước vẫn phải bù lỗ hơn 9.600 tỷ đồng. Cho đến nay ngân sách mới cân đối được 2.000 tỷ. Số còn lại phải chờ tăng thu cuối năm để bù vào hoặc chuyển sang phần bù lỗ cho năm sau. Lộ trình đến hết 2008 sẽ ưkhông bù lỗ giá dầu.

Đặc biệt, Thứ trưởng Trần Văn Tá đã đưa cách tính CPI mới, đó là tính bình quân 11 tháng đầu năm 2007 so với bình quân 11 tháng năm ngoái. Nếu theo cách tính mới thì CPI chỉ tăng 7,92%, thay cho 9,45% theo cách tính hiện hành.

Thưa Thứ trưởng, tại sao bây giờ chúng ta mới đưa ra cách tính mới về chỉ số giá tiêu dùng, hay chỉ là đưa ra một con số “đẹp” để đảm bảo tốc độ tăng giá thấp hơn tốc độ tăng trưởng?

"Ở đây tôi nói, bước đầu mới phát hiện. Còn kiểm tra là cả quá trình, đã kiểm tra hết được đâu. Hiện nay vẫn đang tiếp tục kiểm tra. Có thực tế là giảm thuế nhưng giá nguyên liệu lại tăng cao hơn nữa. Bình ổn giá thì phải nhiều biện pháp tổng hợp. Việc giảm thuế vừa để DN nhập nhiều hàng vào, vừa thúc đẩy sản xuất. Giá cả là quan hệ cung - cầu. Nếu anh để thiếu hàng, cung ít cầu nhiều thì không thể có điều hành vĩ mô gì để giá không tăng cả", ông Tá nói.

Thực ra, các cơ quan của Chính phủ không tự đặt ra được phương pháp tính giá. Khi chúng ta hội nhập thì chúng ta phải hội nhập về phương pháp tính chỉ số, đảm bảo thông lệ quốc tế để dễ so sánh. Không phải thấy cách tính cũ chỉ số giá cao quá, nên tìm cách tính mới để sai lệch thông tin đi. Ngoài ra, “rổ hàng hóa” để tính CPI cũng không còn hợp lý. Không nước nào tính hàng lương thực, thực phẩm chiếm 42,85% trong “rổ hàng hóa”. Chúng ta phải cân đối lại để thể hiện đặc trưng cho chỉ số CPI trong xã hội.

Thứ trưởng cho rằng tăng giá là do nguyên nhân khách quan, tại sao nhiều nước cũng nhập 100% dầu nhưng chỉ số giá của họ lại không tăng cao như chúng ta, thực tế việc điều hành, dự báo giá có vấn đề gì không, trách nhiệm quản lý điều hành của Bộ đến đâu khi để giá tiêu dùng tăng cao?

Bộ Tài chính xin nhận trách nhiệm, thiếu sót và sẽ có kiểm điểm. Đúng là công tác dự báo, lường trước những biến động giá là yếu. Đây là vấn đề khó. Chúng tôi còn phải bồi dưỡng, đào tạo anh em, không thể nói tài giỏi trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, trong quá trình điều hành chưa có những biện pháp đi trước. Các biện pháp vừa qua chỉ là kiến nghị, khi giá lên rồi mới xử lý.

Vì giảm thuế mà ngân sách mất 3.000 tỷ đồng, đến khi đi kiểm tra, thanh tra chỉ phát hiện vỏn vẹn 3 DN vi phạm, liệu chính sách này có hiệu quả?

Chính phủ sẽ cấp tiền cho người dân vũng lũ lụt mua dầu thắp sáng, hỗ trợ tài chính, tín dụng ưu đãi giúp nông dân, ngư dân khắc phục sản xuất. Đảm bảo người dân vùng khó khăn ổn định cuộc sống, không để người dân bị thiếu lương thực, thuốc chữa bệnh vì giá cả tăng cao.



Theo nongnghiep.vn
Báo cáo phân tích thị trường