Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Sam Walton với 10 nguyên tắc thành công trong kinh doanh
26 | 12 | 2007
Sam Walton, nhà sáng lập Wal-Mart, trưởng thành từ một trang trại địa phương tại vùng nông thôn Missouri, Mỹ. Cảnh bần cùng mà ông trải qua thời trai trẻ đã cho ông hiểu được giá trị của đồng tiền và tính kiên trì nhẫn nại.

Ngay sau khi học tại trường Đại học Missouri, ông làm việc cho J.C Penny, nơi ông được nếm trải công việc bán lẻ đầu tiên. Ông tham gia vào chiến tranh thế giới lần thứ hai, sau đó trở thành một trợ lý thành công của cửa hàng Ben Franklin. Vào năm 1962, ông bắt đầu có ý tưởng mở rộng cửa hàng, bám vào vùng nông thôn, giữ giá ở mức thấp và giảm giá nhiều. Ban giám đốc của cửa hàng không đồng ý với quan điểm của Walton. Không nản lòng, Walton vẫn tự mình theo đuổi ý tưởng này bằng việc thành lập Wal-Mart và bắt đầu viết nên câu chuyện về một hãng bán lẻ thành công. Khi Walton chết vào năm 1992, giá trị tài sản của gia đình ông lên tới 25 tỉ USD.

Ngày nay, Wal-Mart là hãng bán lẻ lớn nhất thế giới với hơn 4.150 cửa hàng, trong đó có cả cửa hàng bán giảm giá, cửa hàng kết hợp giữa giảm giá với buôn bán tạp phẩm. Hãy xem những nguyên tắc thành công mà Walton đã đúc rút được trong quá trình kinh doanh của ông.

Nguyên tắc 1: Tin tưởng vào công việc kinh doanh

Hãy tin vào công việc kinh doanh của bạn hơn bất kì ai khác. Tôi cho rằng tôi đã vượt qua từng khiếm khuyết cá nhân chỉ bằng niềm say mê mà tôi mang vào trong công việc. Tôi không biết có phải bạn được sinh ra đã có sẵn niềm say mê này hay không hay bạn cần phải học để có được nó. Nhưng tôi biết rằng bạn cần nó. Nếu bạn yêu công việc của bạn, bạn sẽ cố gắng để thực hiện nó hàng ngày, tới hết mức bạn có thể và rất nhanh chóng, mọi người xung quanh bạn sẽ nhiễm niềm đam mê từ bạn, giống như một cơn sốt.

Nguyên tắc 2: Chia sẻ lợi ích của bạn với tất cả mọi người trong nhóm và đối xử với họ như những cộng sự chân thành

Đổi lại, họ sẽ đối xử với bạn cũng như với cộng sự, và các bạn sẽ cùng nhau thực hiện những dự tính lớn lao hơn. Duy trì đoàn thể và kiểm soát nếu bạn muốn, nhưng phải cư xử như một nhà lãnh đạo “vì dân” trong công ty bạn. Hãy tạo điều kiện cho nhân viên có thể tích luỹ và quan tâm tới những người nghỉ hưu. Đây là điều tốt nhất mà chúng tôi đã làm được.

Nguyên tắc 3: Thúc đẩy nhân viên

Tiền bạc và quyền sở hữu cá nhân chưa đủ. Bạn phải thường xuyên thúc đẩy và thử thách nhân viên bằng những cách mới và hấp dẫn hơn. Đưa ra mục tiêu cao, khuyến khích cạnh tranh và trả lương thoả đáng cho người có thành tích cao nhất. Nếu mọi thứ đã cũ, hãy chuyển công việc với một người khác để nó vẫn mang tính thử thách. Hãy để mọi người phỏng đoán bạn sẽ có trò gì mới. Đừng để lộ ý định sớm quá.

Nguyên tắc 4: Bàn luận mọi thứ có thể với cộng sự

Cộng sự càng biết nhiều, họ càng hiểu nhiều. Càng hiểu, họ càng chuyên tâm với công việc. Một khi họ đã chăm lo cho công việc thì không có gì có thể ngăn cản được họ. Nếu bạn không cho cộng sự biết điều gì sẽ xảy ra, họ sẽ cho rằng trong thâm tâm bạn không coi họ như những cộng sự đáng tin cậy. Thông tin luôn là sức mạnh và lợi ích mà bạn có được từ việc tin tưởng cộng sự sẽ lớn hơn nhiều so với nguy cơ bạn bị rò rỉ thông tin sang đối thủ cạnh tranh.

Nguyên tắc 5: Ghi nhận mọi đóng góp của đồng nghiệp cho việc chung

Séc thanh toán và cổ phiếu được coi như cách để bạn tạo sự trung thành từ phía nhân viên. Tuy nhiên bất cứ ai trong chúng ta cũng đều thích được nghe nói về những đóng góp, sự đánh giá cao về công việc mà chúng ta đã làm cho tập thể. Chúng ta thích nghe điều này thường xuyên, và đặc biệt khi chúng ta làm những việc gì mà bản thân cảm thấy tự hào. Không gì có thể thay thế được những lời ngợi khen chân thành, đúng lúc. Chúng hoàn toàn miễn phí nhưng đáng giá cả một gia tài.

Nguyên tắc 6: Lạc quan trước thất bại

Hãy tìm ra điểm hài hước trong mỗi thất bại. Bạn đừng làm cho mọi việc trở nên nghiêm trọng quá. Hãy thả lỏng ra và mọi người xung quanh bạn cũng sẽ làm như vậy. Vui đùa, hài hước và luôn tỏ ra nhiệt tình. Khi tất cả mọi thứ đều thất bại, bạn hãy thay đổi kiểu trang phục và hát một bài hát ngồ ngộ. Sau đó làm cho mọi người hát cùng bạn. Hãy suy nghĩ vượt qua thất bại này. Tất cả điều đó quan trọng hơn và vui vẻ hơn là bạn nghĩ.

Nguyên tắc 7: Hãy lắng nghe mọi người và tạo cho họ cơ hội bày tỏ

Những người ở phía trước-những người hiện đang giao tiếp với khách hàng là những người thực sự biết điều gì đang xảy ra. Bạn nên tìm hiểu những điều mà họ biết. Đây thực sự là điều mà bạn cần quan tâm. Để nâng cao trách nhiệm trong công ty và để buộc mọi người đưa ra ý kiến, bạn phải lắng nghe xem nhân viên đang cố gắng nói gì với bạn.

Nguyên tắc 8: Vượt qua cả sự mong đợi của khách hàng

Nếu bạn làm được điều này, họ sẽ quay lại với bạn và trở thành khách hàng trung thành. Hãy trao cho họ cái mà họ muốn, thậm chí nhiều hơn cái họ muốn. Hãy cho họ biết rằng bạn đánh giá họ rất cao. Hãy cố gắng làm cho mọi sai lầm trở nên nhẹ nhàng. Hai từ quan trọng nhất mà tôi từng đưa lên biểu tượng đầu tiên của Wal-Mart là “Satisfaction Guaranteed” (Sự thoả mãn được bảo đảm). Chúng vẫn còn đó và tạo nên mọi sự khác biệt.

Nguyên tắc 9: Kiểm soát chi tiêu tốt hơn so với kiểm soát cạnh tranh

Đó là nơi mà bạn luôn có thể tìm thấy được lợi thế cạnh tranh. Trong 25 năm hoạt động, rất lâu trước khi Wal-Mart được biết tới như ngày nay, chúng tôi đã đứng ở vị trí số 1 trong lĩnh vực của mình về mặt có tỉ lệ chi phí thấp. Bạn có thể mắc nhiều lỗi khác nhau và sau đó vẫn sửa chữa được nếu bạn có những thao tác hiệu quả. Nhưng bạn lại có thể toả sáng hoặc chia tay với sự nghiệp của mình nếu bạn tỏ ra không biết sửa chữa sai lầm.

Nguyên tắc 10: Bơi ngược dòng

Hãy đi theo một hướng khác. Nếu mọi người đang cùng theo một cách thì đây là cơ hội thuận lợi để bạn có thể tạo cho mình một khoảng trống thị trường bằng hướng đi đối lập. Tuy nhiên bạn hãy chuẩn bị thật kĩ để đối phó với những người không đồng tình với bạn. Điều mà tôi nghe thấy thường xuyên đó là: một thành phố dưới 50.000 dân không thể chịu được một cửa hàng giảm giá trong thời gian dài. Và kết quả là tôi vẫn đúng.



(Theo Entreprise)
Báo cáo phân tích thị trường