Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Một tổng kết kinh nghiệm làm ăn ở Việt Nam
28 | 12 | 2007
Có một bảng tổng kết thú vị và nhiều thông tin, kinh nghiệm lẫn cảm xúc của một doanh nhân Thái Lan: Wittaya Supatanakul, một chuyên gia của ngân hàng Bangkok, hiện nay đang tư vấn cho chiến lược ngân hàng của Việt Nam.

Những khó khăn trong việc đầu tư ở Việt Nam chính là do lối suy nghĩ của người Việt Nam, gây ra những khoảng cách trong việc giao tiếp. Người Việt Nam, cũng như người Trung Quốc, người Thái thường cố gắng làm tất cả để không bị mất mặt. Họ sẽ luôn luôn nói có, bất chấp khả năng họ có hoàn thành công việc được giao hay không.

Bên cạnh đó, phần lớn cũng sẽ không hỏi nhiều khi làm việc vì cho rằng họ có thể tự giải quyết mọi chuyện và không thích bị xem là thiếu năng lực. Ví dụ như khi bạn đi uống cà phê. Bạn muốn một ly “nâu đá” nhưng chủ quán lại đem ra một ly “đen đá”. Khi được hỏi rằng có hiểu những gì bạn yêu cầu không, bà chủ quán luôn gật đầu. Thậm chí bà còn giải thích rằng “đen đá” ngon hơn “nâu đá” và những người uống cà phê sành điệu chỉ uống “đen đá” mà thôi. Vấn đề ở đây chính là việc người Việt Nam rất thích tự quyết định mà bất chấp yêu cầu của khách hàng. May sao, bằng việc điều chỉnh lại phong cách làm việc của chúng ta và thận trọng quản lý khả năng làm việc của họ, chúng ta có thể tránh khỏi hầu hết các vấn đề. Viết những mẩu ghi chú, ghi rõ ràng yêu cầu của bạn, các công việc cần hoàn thành để tránh việc hiểu lầm. Đồng thời cũng phải giúp họ hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ các yêu cầu một cách gắt gao.

Dù người Việt Nam rất thông minh, chăm chỉ và cực kỳ hiếu học nhưng chính vì lịch sử chiến thắng ba cường quốc Mỹ, Pháp và Trung Quốc đã làm cho họ tự hào một cách cực đoan. Chân giá trị là rất quan trọng và họ sẽ không cho phép người khác làm họ mất mặt, đặc biệt là trước đám đông. Ví dụ, trong một vụ việc điển hình xảy ra cách đây không lâu khi một quản đốc người Hàn tát một nhân viên người Việt. Ông người Hàn này lập tức bị chỉ trích và thải hồi, trong khi người ta không cần quan tâm đến lý do, rằng người công nhân kia có tập trung làm việc hay không? Một cách hữu hiệu để điều hành nhân viên Việt Nam là giải quyết các mâu thuẫn một cách riêng tư và không bao giờ làm họ xấu hổ trước mặt người khác. Bạn cũng có thể quản lý theo thứ bậc bằng cách yêu cầu các quản đốc, thường là người bản xứ, phải giải quyết các vấn đề. Và bạn sẽ là người kiểm tra kết quả cuối cùng.

Các khó khăn không chỉ có vậy. Ngay cả khi bạn đi mua sắm (và mua rất nhiều) thì nhân viên bán hàng cũng ít khi niềm nở. Bởi vì, hàng tháng họ đều nhận được một mức lương giống nhau, thế thì tại sao họ phải phí sức cười với bạn? Mặt khác, người Việt Nam thật sự rất kiên nhẫn và bình tĩnh khi tiếp đón khách hàng. Nếu như bạn đi mua dầu gội đầu ở một cửa hàng vài lần thì tự dưng người bán hàng sẽ nhớ những gì bạn hay mua. Người ta không quan tâm đến việc bạn trả giá thấp đến mức nào. Người trả giá cao nhất là người được món hàng. Hãy nhớ điều đó trong đầu. Và khi nói đến việc phân phối độc quyền, nhiều công ty đã phải dở khóc dở cười chỉ vì quá chủ quan. Dưới cái danh độc quyền, nhiều nhà phân phối Việt Nam không thật sự năng nổ và đôi khi còn không thèm giữ những hứa hẹn đã mang lại cho họ quyền phân phối trước đó. Cho nên hãy nhớ rằng, luôn tìm kiếm ba nhà phân phối cho ba miền vì nền văn hoá cũng khác nhau ít nhiều tuỳ miền. Lúc đấy bạn có thể yên tâm hơn dù cho có nhà phân phối nào không đáp ứng được yêu cầu thì vẫn còn các lựa chọn khác.

Ngoài ra, vấn đề cơ sở hạ tầng cũng làm nhiều công ty đau đầu. Việt Nam có 1.650km đường bờ biển với hệ thống giao thông chằng chịt. Nhưng phần lớn những con đường đều nhỏ hẹp và bị nêm kín bởi xe máy cùng các hoạt động sống quanh đấy. Từ đó dẫn đến việc chi phí vận chuyển rất cao. Đừng áp đặt các tiêu chuẩn về cầu đường của nước bạn cho Việt Nam, người chịu thiệt không ai khác là bạn.

Chính những khó khăn này đã làm cho nhiều công ty thất bại, vì đã không chịu phân tích rõ đặc điểm của nền kinh tế cùng con người Việt Nam. Lời khuyên đưa ra rằng, hãy luôn tỉnh táo và thận trọng. Đức tính ham học hỏi trong trường hợp này hết sức cần thiết để xoá bỏ được rào cản, từ ngôn ngữ đến văn hoá.

 



www.doanhnghiep24g.com.vn
Báo cáo phân tích thị trường