Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Mỹ, nên hay không luật phá sản mới?
08 | 12 | 2007
Hiện nay, số các công ty tư nhân tuyên bố phá sản ở Mỹ ngày càng tăng nhanh. Chính phủ cũng như các chủ nợ đã bắt đầu cảm thấy lo lắng. Trên thực tế năm ngoái có tới 1,4 triệu người Mỹ bị coi là phá sản. Con số này cao hơn 40% so với năm 1996 và gấp đôi so với năm 1990. Trong mấy chục năm qua, mức độ gia tăng nhanh chóng này một mặt cũng là do nền kinh tế cường thịnh Mỹ phát triển. Để lý giải cho tình trạng phá sản tăng nhanh các chủ nợ cũng đã đưa ra lời cảnh báo về luật phá sản của nước này. Quy định một luật phá sản chặt chẽ hơn là điều mà chính phủ đang cố gắng.
Điều này cũng làm hài lòng những ai vốn coi việc phá sản như một sự vi phạm nguyên tắc “chết người” . Tuy nhiên liệu điều này thực sự có lợi cho nền kinh tế Mỹ?. Chắc chắn xã hội sẽ bị mất đi một khoan chi phí khá lớn do những chính sách khuyến khích chủ doanh nghiệp đi vay cũng như những chính sách tạo công ăn việc làm cho các con nợ đang ngày càng giảm xuống.

Điều đáng chú ý là luật phá sản ở Mỹ lại khá là “dễ chịu” hơn so với những quốc gia phát triển khác.


Hãy tạo thêm cơ hội cho các cơn nợ.

Thoạt nghe việc tạo thêm sự bảo trợ cho những ngưòi đi vay sẽ dễ dàng bị bác bỏ. Nếu như các con nợ càng dễ dàng trong việc trốn tránh nghĩa vụ trả lợi tức, hoàn trả vốn thì các chủ nợ lại càng dễ mất đi khoản tiền cho vay của mình và như vậy họ càng thờ ơ hơn trong việc mở rộng các khoản tín dụng. Tín dụng ít đồng nghĩa với việc ít giao dịch kinh tế .

Tuy nhiên, trái với quan điểm này ông Lawrence Ausubel một nhà kinh tế học tại trường ĐH Maryland lại cho rằng sẽ có khá nhiều lợi ích từ một luật phá sản mới . Khi một ngưòi với gánh nặng nợ nần chồng chất anh ta sẽ chẳng thể có tinh thần làm việc ít nhất là những công việc mà pháp luật cho phép khi mà những đồng tiền mà anh ta kiếm được lại rơi vào tay các chủ nợ.

Hãy giải phóng cho anh ta khỏi gánh nặng nợ nần và rồi động cơ làm việc sẽ tự phục hồi.

Ở một khía cạnh nào đó việc tuyên bố phá sản có thể được coi là một sự đối phó hữu hiệu với các cuộc khủng hoảng tài chính. Nếu như con nợ gặp khó khăn anh ta có thể sử dụng chiêu bài phá sản để làm lại từ đầu. Những người được bảo hiểm này lớn tiếng phản đối việc họ phải chi trả một khối lượng tiền lớn cho những rủi ro mà đáng lẽ ra họ có thể né tránh. Thực vậy, một số nhà kinh tế đã lập luận rằng luật phá sản khá dễ dàng ở Mỹ lý giải tại sao luật này lại có thiên hướng hỗ trợ nhiều cho những người đi vay hơn trong khi luật của quốc gia khác lại chủ yếu bảo hộ cho người cho vay.

Hiện nay trên thị trường bảo hiểm cho vay đang tồn tại 2 rủi ro chính . Một là nghịch lý: những người mong muốn mua bảo hiểm lại là những người đễ gặp rủi ro nhất. Có lẽ vì thế mà các công ty bảo hiểm thường không mấy mặn mà với những cá nhân khó có khả năng chi trả . Rủi ro thứ hai mang tính tâm lý. Đó là việc : người được bảo hiểm thì thì hành động thiếu thận trọng hơn so với những người không được bảo hiểm. Luật phá sản một mặt giảm bớt những lo lắng cho các chủ doanh nghiệp khi đối mặt với những rủi ro trong kinh doanh mặt khác cũng khuyến khích những ai đã không thận trọng trọng trong việc đi vay và tiêu dùng rằng họ có thể không quá khó khăn trong giai đoạn sau này. Những người tán đồng một luật phá sản mới cho rằng rủi ro mang tính tâm lý này chính là thiếu xót chủ yếu trong bộ luật hiện hành của Mỹ và liệu điều này có thực sự công bằng cho những gì đang tồn tại?


Báo cáo phân tích thị trường