Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam tháng 12/2007
15 | 02 | 2008
Tiếp theo diễn biến tháng trước, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng cuối cùng của năm 2007 diễn ra tương đối chậm chạp do chỉ giới hạn ở việc hoàn thành những hợp đồng cũ. Những doanh nghiệp xuất khẩu đã thực hiện xong các hợp đồng bắt đầu bán gạo cho những đơn vị xuất khẩu còn hợp đồng phải hoàn tất. Giới kinh doanh gạo cho rằng, hoạt động xuất khẩu gạo chỉ có thể nối lại từ tháng 3/08, khi nguồn cung gạo mới từ vụ thu hoạch lúa đông xuân có mặt đầy đủ trên thị trường.

Tình hình xuất khẩu gạo thế giới tháng 12/2007:

Tại Thái Lan: Giá gạo xuất khẩu của Thái lan trong tháng 12/07 vẫn tiếp tục ở mức cao do nguồn cung khan hiếm. Bên cạnh đó, mặc dù nông dân đã bắt đầu vụ thu hoạch mới nhưng việc thu mua gạo trong nước vẫn rất khó khăn. Bộ Thương mại Thái Lan thông báo tính từ đầu chương trình can thiệp giá (01/11/2007) tới nay họ mới chỉ mua được 39.381 tấn gạo từ nông dân, trong khi mục tiêu là mua 1-2 triệu tấn trong năm nay. Nguyên nhân do giá trên thị trường quá cao. Cùng thời điểm này năm ngoái, lượng mua là 1 triệu tấn. Giá thóc trên thị trường Thái Lan hiện cao hơn 600-700 Baht/tấn so với mức giá can thiệp 6.600 Baht/tấn đối với thóc trắng, 9.000-9.300 Baht/tấn với thóc hương nhài. Các thương gia dự báo nhu cầu mới từ Philippine và Indonexia chắc chắn sẽ gây sức ép hơn nữa tới nguồn cung gạo tấm các loại. Philippine sẽ đấu thầu mua 450.000 tấn gạo, trong khi Indonexia bắt đầu nhập khẩu theo kế hoạch của 2008. Do nhu cầu mạnh, khối lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan trong 11 tháng đầu năm 2007 tăng 24% so với năm 2006 nhờ chính phủ nước này tăng cường bán gạo để giảm bớt lượng gạo tồn kho lớn của mình. Theo báo cáo của Bộ Thương mại Thái Lan, xuất khẩu gạo trong 11 tháng 2007 đã đạt 8,44 triệu tấn. Doanh số bán đạt mức 3,14 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2006. Dự báo Thái Lan sẽ vẫn là nguồn cung cấp chính cho nhu cầu nhập khẩu tăng trong năm 2008 nhờ lượng dự trữ quốc gia còn nhiều, 2 triệu đến 2,5 triệu tấn. Được hỗ trợ bởi nhu cầu gạo tấm mạnh, cộng với việc tăng cường xuất khẩu gạo thơm, nhất là sang Trung Quốc, xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2008 sẽ đạt 9 triệu tấn.

Tại Bangladesh: Bangladesh đang chuyển sang nhập khẩu gạo từ Thái Lan, Myanmar và Pakistan do Ấn Độ nâng giá gạo lên quá cao. Cuối tháng 12/2007, Bangladesh đã quyết định nhập 100.000 tấn gạo từ Thái Lan và việc nhập khẩu thêm 75.000 tấn gạo nữa cũng đang được xem xét. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu từ Myanma cũng đang được tiến hành song song.

Tại Ấn Độ: Ngày 27 tháng 12 năm 2007, Ấn Độ đã tăng giá xuất khẩu gạo tối thiểu lên mức 500 USD/tấn, lần tăng giá thứ 3 trong gần 1 năm trở lại đây, từ mức 315 USD/tấn vào tháng 2 năm 2007. Tháng 11 năm 2007, Ấn Độ đã bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo sang Bangladesh nhưng sau đó đưa ra một số điều kiện và cuối cùng là tăng giá tối thiểu lên 500 USD/tấn vào ngày 27 tháng 12 năm 2007.

Tại Inđônêxia: Cuối tháng 12/07, Inđônêxia đã phải đối mặt với những trận lũ lớn ở nhiều khu vực trồng lúa chính. Mặc dù điều này có thể sẽ làm chậm trễ công tác thu hoạch, song sẽ không ảnh hưởng đến nguồn cung gạo của nước này trong năm 2008. Hiện tại, Indonexia đang nỗ lực tăng sản lượng gạo để đáp ứng nhu cầu lương thực cho 226 triệu dân. Năm 2007, Indonexia đã sản xuất khoảng 57,05 triệu tấn thóc, thấp hơn mục tiêu 58,18 triệu tấn năm trước. Mustafa Abubakar, người đứng đầu Cơ quan Hậu cần quốc gia (Bulog) cho biết, dự trữ gạo trong nước hiện còn khoảng 1,6 triệu tấn và sẽ đủ trang trải nhu cầu tiêu thụ trong vòng 8 tháng tới. Bulog mua gạo của nông dân và đứng ra nhập khẩu gạo trong trường hợp cần thiết để bình ổn giá nội địa. Cơ quan này cũng chịu trách nhiệm phân phối gạo cho người nghèo với giá hỗ trợ 1.600 rupiah/kg. Chính phủ Inđônêxia cho phép Bulog nhập khẩu gạo vào bất cứ lúc nào trong năm để tránh tình trạng thiếu hụt trên thị trường nội địa. Nhập khẩu gạo là một vấn đề nhạy cảm ở Inđônêxia và trong quá khứ đã từng gây ra làn sóng phản đối từ phía người nông dân. Bulog sẽ nhập khẩu 200.000 tấn gạo còn lại trong kế hoạch 1,5 triệu tấn gạo của năm 2007 khi cần thiết. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã giảm thuế nhập khẩu gạo xuống còn 450 rupiah/kg từ mức 550 rupiah/kg nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho Bulog. Ngoài ra, Chính phủ vẫn sẽ cấm tư thương nhập khẩu gạo, và chỉ cho phép nhập khẩu một chủng loại gạo nhất định như gạo nếp hay gạo dinh dưỡng.

Tại Việt Nam: Gạo xuất khẩu cũng liên tục tăng giá do nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu thế giới lại rất lớn. Gạo 5% tấm Việt Nam chào bán 376 USD/tấn (tăng 5,9%) kém gạo 5% tấm Thái Lan 14 USD/tấn. Gạo 25% tấm là 360 USD/tấn (tăng 5,88%) so với tháng trước. Theo kế hoạch năm 2008 cả nước sẽ xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo các loại với kim ngạch 1,7 tỷ USD, giữ nguyên lượng nhưng tăng 21,43% về trị giá so với năm 2007.

Diễn biến giá gạo xuất khẩu 5% tấm (USD/tấn, FOB)


Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam tháng 12/2007:

Tiếp theo diễn biến tháng trước, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng cuối cùng của năm 2007 diễn ra tương đối chậm chạp do chỉ giới hạn ở việc hoàn thành những hợp đồng cũ. Những doanh nghiệp xuất khẩu đã thực hiện xong các hợp đồng bắt đầu bán gạo cho những đơn vị xuất khẩu còn hợp đồng phải hoàn tất. Giới kinh doanh gạo cho rằng, hoạt động xuất khẩu gạo chỉ có thể nối lại từ tháng 3/08, khi nguồn cung gạo mới từ vụ thu hoạch lúa đông xuân có mặt đầy đủ trên thị trường.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12 năm 2007, cả nước đã xuất khẩu được 101 nghìn tấn, trị giá 42,2 triệu USD, tăng 45% về lượng và 82% về trị giá so với tháng 11/07, tăng 512% về lượng và 655% về trị giá so với tháng 12/06. Như vậy, kết thúc năm 2007, các doanh nghiệp đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,48 tỷ USD, giảm nhẹ 3% về lượng nhưng vẫn tăng tới 16% về trị giá so với năm 2006

Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam qua các tháng

(ĐVT: Nghìn tấn)


Trong tháng 12/2007, các doanh nghiệp trong nước tập trung xuất khẩu những loại gạo cao cấp như gạo nếp, gạo thơm và gạo giống Nhật các loại nên giá xuất khẩu trung bình tăng vọt so với những tháng trước đó, ở mức 416 USD/tấn, cao hơn 86 USD/tấn so với tháng 11/07 và cao hơn 106 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2006. Như vậy, qua theo dõi diễn biến giá gạo từ đầu năm đến nay, nhận thấy khoảng cách giá gạo xuất khẩu của Việt Nam với Thái Lan đã bị thu hẹp, thậm chí có thời điểm đạt mức ngang giá. Tính chung cả năm 2007, giá gạo xuất khẩu trung bình đạt mức 329 USD/tấn, tăng 54 USD/tấn so với mức giá bình quân của năm 2006. Dự báo trong năm 2008, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng ở mức rất cao do tình trạng thiếu hụt các loại nông sản trên thế giới vẫn đang tiếp diễn, đặc biệt là trước thực trạng lúa mì đang bị mất mùa nên nhiều nước đã chuyển sang tiêu thụ gạo. Trong đó, gạo 25% tấm giá sẽ trong khoảng từ 320 USD trở lên, gạo 5% tấm cũng sẽ giữ ở mức 340 USD trở lên.

Số liệu Hải quan về thị trường xuất khẩu gạo trong năm 2007 cho thấy, so với năm 2006, cơ cấu thị trường xuất khẩu đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, bên cạnh việc mở rộng thêm một số thị trường mới thì khá nhiều thị trường khác đã đạt tốc độ tăng trưởng về kim ngạch khá cao so với các năm trước, đặc biệt là xuất sang những thị trường quen thuộc như Philippin, CuBa, Gana, Trung Quốc… Trong đó, dẫn đầu tiếp tục là thị trường Phillippin với tổng lượng xuất khẩu trong năm vừa qua đạt 1,46 triệu tấn, trị giá 466 triệu USD, giảm nhẹ 0,5% về lượng nhưng vẫn tăng 12% về kim ngạch so với năm trước.

Trong nhóm 20 thị trường dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu gạo trong năm 2007, có 11 thị trường đạt mức tăng trưởng dương. Đáng chú ý nhất trong số đó là thị trường Inđônêxia với mức tăng trưởng lên tới 237% về lượng và 255% về trị giá so với năm 2006, đạt 1,17 triệu tấn, trị giá 379 triệu USD, vươn lên đứng vị trí thứ nhì trong tốp 10 thị trường dẫn đầu. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện một số thị trường lớn có mức tăng trưởng âm, nổi bật nhất là thị trường Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu đạt 18,7 triệu USD, tổng lượng xuất đạt 64,6 nghìn tấn, giảm 56% về kim ngạch và 61% về lượng so với năm 2006.

Tham khảo 30 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu gạo lớn nhất trong năm 2007

Thị trường
Năm 2007
So sánh năm 2006
Lượng (Tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (%)
Trị giá (%)
Philippin
1,458,136
466,070,763
-0.52
12.03
Inđônêxia
1,169,429
378,979,955
237.64
255.61
Cu Ba
431,370
167,260,760
-4.80
27.45
Malaixia
376,929
115,867,041
-25.37
-17.14
Bờ Biển Ngà
148,010
45,888,349
-30.69
-13.61
Gana
130,921
39,712,399
13.14
39.15
Ăngôla
115,472
36,202,615
-36.45
-23.86
Singapore
82,390
25,911,742
-16.14
1.63
Nhật Bản
64,640
18,718,676
-60.88
-56.56
Côngô
54,546
16,069,099
-25.14
-13.13
Trung Quốc
42,630
15,903,299
3.12
15.30
Tanzania
50,078
15,564,993
-42.24
-29.20
ĐôngTimo
50,302
15,234,648
1.91
27.61
Nga
38,594
13,209,642
-37.52
-24.05
Nam Phi
36,980
10,908,910
-64.66
-56.20
Papua New Guinea
32,450
9,468,475
26.76
53.89
Môdămbic
31,250
9,372,850
-13.55
6.86
Iran
31,500
9,315,390
12,500
11,931
Đài Loan
19,521
7,855,140
118.60
237.59
Camêrun
25,942
7,750,236
-41.24
-29.67
Benin
14,770
4,549,160
196.88
267.96
Kenya
13,062
3,954,350
-79.23
-74.35
Ukraina
9,835
3,159,567
-2.42
15.69
Gabông
9,985
3,042,493
-7.57
6.69
Afgakistan
9,250
2,835,125
15.63
30.23
Angiêri
8,456
2,682,655
-82.67
-78.84
Brunei
8,297
2,592,010
-28.07
-13.54
Hà Lan
4,027
1,464,420
812.74
923.22
UAE
3,757
1,219,908
64.08
83.11
Hungary
2,388
1,107,752
*
*

Riêng trong tháng 12/2007, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ xuất khẩu gạo sang 24 thị trường. Lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường đều ở mức khá thấp, chỉ có 2 thị trường đạt mức xuất khẩu trên 10 nghìn tấn. Trong đó Cu Ba, Inđônêxia, Bờ Biển Ngà, Malaixia và Singapore là những thị trường xuất khẩu nhiều nhất. Dẫn đầu là CuBa với lượng xuất đạt 42,75 nghìn tấn, trị giá 21,7 triệu USD, tăng mạnh tới 8.450% về lượng và tăng 13.585% về trị giá so với tháng 11/2007. Trong khi đó, xuất khẩu sang Phillippin – thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của nước ta chỉ đạt vỏn vẹn 3 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 1,1 triệu USD, giảm 25% về lượng và 24,4% về trị giá so với tháng 11/07, nhunưg vẫn sao hơn cùng kỳ năm trước 142% về lượng và 148% về trị giá.

Tham khảo các thị trường xuất khẩu gạo trong tháng 12/2007

Thị trường
Tháng 12/07
So sánh T11/07
So sánh T12/06
Lượng (Tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (%)
Trị giá (%)
Lượng (%)
Trị giá (%)
Cuba
42,750
21,739,470
8,450
13,585
*
*
Inđônêxia
23,900
7,348,400
-13.09
-14.42
338.93
204.70
Bờ biển Ngà
5,867
2,523,030
761.53
756.62
*
*
Malaysia
5,821
1,886,230
-80.36
-79.75
3,859.86
2,179.71
Singapore
3,919
1,238,992
116.76
79.84
88.32
117.06
Đông Timo
3,260
1,189,328
38.72
50.62
*
*
Philipine
3,025
1,092,513
-25.31
-24.43
142.00
148.72
Trung Quốc
2,540
912,467
39.71
41.71
*
*
Xênêgan
2,370
865,275
*
*
*
*
Nga
1,683
757,605
1,672
1,598
*
*
Đài Loan
1,689
743,898
-32.79
-33.64
*
*
Tanzania
1,171
473,793
*
*
*
*
Brunei
827
313,654
*
*
*
*
Ả rập xê út
804
305,941
168.00
199.92
221.60
282.81
Nam Phi
460
193,660
*
*
*
*
Đức
260
147,207
441.67
581.51
*
*
Australia
183
85,975
3.98
5.41
*
*
Phigi
125
46,204
*
*
*
*
Ixraen
95
41,470
-58.70
-59.02
*
*
Gana
75
40,875
-16.67
-20.60
*
*
Hồng Kông
44
18,399
*
*
-63.23
-31.70
Côngô
46
18,067
*
*
*
*
Na Uy
42
17,555
*
*
*
*
Pháp
22
10,035
-80.70
-76.92
-21.43
-36.85
Mỹ
20
8,970
-54.55
-55.17
-72.22
-68.85
Nhật Bản
3
2,160
*
*
*
*

Trong tháng 12/07, các doanh nghiệp đã xuất khẩu nốt 146 lô hàng cuối cùng của năm. Hầu hết các chủng loại gạo được tiêu thụ mạnh nhất như gạo 5% tấm, 25% tấm … coi như đã hoàn thành hợp đồng trong những tháng trước đó. Trong tháng này, các doanh nghiệp chỉ tập trung xuất khẩu nốt một số lô hàng gạo 15% tấm sang các thị trường Cu Ba, Đông Timo, Malaixia và Inđônêxia. Kim ngạch xuất khẩu gạo 15% tấm trong tháng cuối đạt 30 triệu USD với sản lượng 71 nghìn tấn. Ngoài ra, những mặt hàng gạo xuất khẩu còn lại trong thời gian này đều là những lô hàng gạo cao cấp, lượng xuất không nhiều nhưng có đơn giá rất cao. Trong đó, loại gạo giống Nhật 5% tấm có giá xuất khẩu cao nhất với 613 USD/tấn, được xuất sang 3 thị trường Nhật Bản, Malaixia và Singapore.

Tham khảo một số lô hàng xuất khẩu trong tháng 12/07


Thị trường
Mặt hàng
Lượng (Tấn)
Giá (USD)
Cửa khẩu
ĐKGH
Bờ Biển Ngà
Gạo thơm 5% tấm
1.180
432,65
Tân cảng
FOB
Gạo thơm 5% tấm
1.634
432,61
Tân cảng
FOB
Gạo thơm 5% tấm
681
432,50
Tân cảng
FOB
Gạo thơm 5% tấm
480
416,00
Tân cảng
FOB
Brunei
Gạo nếp 10% tấm
400
388,00
Mỹ Thời
FOB
Cuba
Gạo 15% tấm
26.250
510,66
Bến Nghé
CIF
Gạo 15% tấm
16.500
505,13
Bến Nghé
CIF
Đài Loan
Gạo nếp 5% tấm
555
474,63
Tân cảng
FOB
Gạo nếp 5% tấm
342
440,00
Tân cảng
FOB
Đông Timo
Gạo 15% tấm
1.182
396,09
Khánh Hội
FOB
Gạo 15% tấm
2.078
347,04
Khánh Hội
FOB
Inđônêxia
Gạo nếp 10% tấm
500
414,00
ICD III -Transimex
CFR
Gạo nếp 10% tấm
500
393,00
Tân cảng
CIF
Gạo nếp 10% tấm
500
350,00
Tân cảng
CIF
Gạo 15% tấm
7.400
298,00
Bến Nghé
FOB
Malaysia
Gạo thơm 5% tấm
400
385,00
Mỹ Thời
FOB
Gạo 15% tấm
2.300
350,00
Cần Thơ
FOB
Gạo 15% tấm
1.500
300,00
Mỹ Thời
FOB
Gạo 25% tấm
1.600
290,00
Mỹ Thời
FOB
Nga
Gạo thơm 5% tấm
500
500,00
Tân cảng
CFR
Gạo 5% tấm
408
495,00
ICD III -Transimex
CFR
Philipine
Gạo 25% tấm
735
328,99
Tân cảng
CFR
Singapore
Gạo 25% tấm
500
290,00
Bến Nghé
FOB
Tanzania
Gạo thơm 5% tấm
418
411,00
Tân cảng
FOB
Gạo thơm 5% tấm
500
394,00
Tân cảng
FOB
Xênêgan
Gạo 100% tấm
500
363,00
Tân cảng
FOB
Gạo thơm 5% tấm
345
420,00
Tân cảng
FOB


Nguồn: http://thongtinthuongmaivietnam.vn
Báo cáo phân tích thị trường