Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
"Dấu năm răng" - mô hình mới của nông thôn Trung Quốc về quản lý tài chính dân chủ
24 | 06 | 2008
Đứng trước tình hình nông dân lo ngại quản lý tài chính nông thôn khiến quan hệ giữa cán bộ và nông dân trở nên căng thẳng, một số địa phương Trung Quốc đã sáng tạo mô hình quản lý tài chính dân chủ "chia sẻ và kiểm soát lẫn nhau về quyền hạn" như "dấu năm răng" v.v, đã cải thiện quan hệ giữa cán bộ và nhân dân và chống tham nhũng tại cơ sở một cách hữu hiệu.
Sở dĩ tên "Dấu năm răng" là do mỗi mảnh dấu giống như một cái răng, Người phụ trách thôn Tảo Nhất, huyện Trung Ninh, Khu tự trị Ninh Hạ Hách Chấn Hoa là người sáng tạo mô hình quản lý tài chính "dấu năm răng" sớm nhất cho biết, một con dấu được chia thành năm mảnh, mỗi người trong 5 thành viên của Nhóm tài chính nông dân giữ một mảnh, mỗi tháng định kỳ tiến hành đối chiếu chứng từ thu chi của thôn.

Được biết, nếu 5 thành viên của Nhóm quản lý tài chính nông dân đều đồng ý chi khoản nào đó thì lấy dây cao su buộc chặt 5 mảnh dấu thành một con dấu hoàn chỉnh rồi đánh dấu trên giấy thanh toán. Nếu có trên 3 người không đồng ý thì không đóng dấu được. "Chỉ có những giấy thanh toán được đóng dấu mới có thể được sự phê chuẩn của Chủ nhiệm thôn và được thanh toán." Ông Hách Chấn Hoa nói.

"Sự xuất hiện của 'Dấu năm răng' không phải là ngẫu nhiên," Phó Ban Tổ chức huyện ủy Trung Ninh Trần Thiên Hồng nói, trước kia, cơ chế tài chính cấp thôn không kiện toàn, mọi công việc tài chính của thôn đều do Chủ nhiệm thôn một mình phê chuẩn, không ít cán bộ thôn phạm tội do dính líu vào vấn đề kinh tế, nông dân có ý kiến rất nhiều về việc này.

Sự tìm tòi sáng tạo ra "dấu năm răng" đã thu được thành công tại thôn Tảo Nhất, một số chứng từ không thuộc phạm vi thanh toán đều bị từ chối, quyền lợi của nông dân được đảm bảo, vấn đề quan hệ căng thẳng giữa cán bộ thôn và nông dân cũng dịu đi rõ rệt, ông Trần Thiên Hồng nói như vậy.

Thành viên Nhóm quản lý tài chính nông dân thôn Tảo Nhất, đại diện nông thôn Ung Học Nghĩa nói, chúng tôi cần phải chịu trách nhiệm đối với mỗi đồng tiền của nông dân, giám sát nghiêm khắc cán bộ thôn chi tiêu, nông dân cũng thường xuyên tìm hiểu vấn đề tài chính của thôn, "dấu năm răng" đã giải quyết triệt để vấn đề chứng từ khống.

Năm 2003, là điển hình thành công về "chia sẻ và kiểm soát lẫn nhau về quyền hạn", "dấu năm răng" được phổ biến tại các thị trấn huyện Trung Ninh, Khu tự trị Ninh Hạ. Bí thư chi bộ thôn Vĩnh Hưng, xã Dư Đinh, huyện Trung Ninh Quách Tiến Tiên nói với phóng viên rằng, kể từ khi thực thi mô hình quản lý tài chính "dấu năm răng", tuy mỗi năm thôn có thu nhập hơn 200 nghìn nhân dân tệ, song mỗi khoản chi đều được sự xem xét của Nhóm quản lý tài chính nông dân, sổ sách rõ ràng, nông dân không còn khiếu nại về vấn đề tài chính nữa.

Ông Trần Thiên Hồng nói, mô hình quản lý tài chính "dấu năm răng" đã huy động tính tích cực của nông dân về tham gia quản lý và thảo luận công việc tài chính thôn, đào tạo ý thức quản lý tài vụ quy phạm của nhân viên tài chính nông thôn, giảm xảy ra các vụ tham nhũng ở cơ sở, trở thành một thể tải cụ thể của quản lý dân chủ cấp thôn.

Trên thực tế, vấn đề tài chính luôn luôn là một vấn đề nan giải trong quản lý dân chủ nông thôn, cũng là một vấn đề mà nhân dân quan tâm nhất. Sự lộn xộn về quản lý tài chính tập thể thôn không những đã ảnh hưởng sự ổn định của xã hội nông thôn, mà còn đã dẫn đến xuất hiện hiện tượng tham nhũng. Tổ chức cơ sở nông thôn các nơi Trung Quốc chưa bao giờ cũng dừng bước trong việc tìm tòi mô hình quản lý tài chính dân chủ.

Mô hình quản lý tài chính của huyện Dương Đông tỉnh Quảng Đông và huyện Hàn Đan tỉnh Hà Bắc có hiệu quả giống "dấu năm răng". Năm 2003, huyện Dương Đông tỉnh Quảng Đông bắt đầu tiến hành cơ chế tài chính "ba bút cùng ký", tức là bất cứ khoản chi nào đều phải do người sử dụng, Chủ nhiệm Ủy ban thôn, Nhóm quản lý tài chính xem xét và ký tên mới có thể thanh toán; xã Kiêm Trang, huyện Hàn Đan, tỉnh Hà Bắc thì chia một con "dấu Nhóm quản lý tài chính dân chủ" thành ba mảnh, do ba đại diện nông dân bảo quản. Khi thanh toán, phải có chữ ký và đóng dấu của 3 người, chỉ tới khi ba mảnh đóng dấu khớp lại làm một thì bí thư chi bộ thôn mới có thể ký tên phê chuẩn và được thanh toán.

Học giả xã hội nêu rõ, "tăng cường giám sát" là then chốt của công việc chống tham nhũng. Nếu các cơ quan đều có thể áp dụng biện pháp "chia sẻ và kiểm soát lẫn nhau về quyền hạn" như "ba khoá", "ba mảnh dấu" v.v, hình thành cục diện "thiếu một khóa không mở cửa được, thiếu một mảnh dấu không đóng dấu được", thì những hành vi tham nhũng mới có thể được kiềm chế hữu hiệu.

Xem tin gốc tại đây:
http://vietnamese.cri.cn/151/2008/06/20/1@104933.htm



Báo cáo phân tích thị trường