Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đồng rupi mạnh khiến tiêu Ấn Độ thiếu sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
14 | 08 | 2008
Thị trường tiêu kỳ hạn Ấn Độ trong tuần đến ngày 10/8/08 liên tục giảm giá dưới sức ép của hoạt động trục lợi. Hợp đồng giao tháng 8/08 đã giảm 280 rupi xuống còn 13.910 rupi/tạ, trong khi các hợp đồng kỳ hạn khác cũng giảm từ 70 – 307 rupi. ^
Tổng lượng giao dịch trên thị trường tuần này giảm 10.891 tấn xuống còn 35.858 tấn. Tuy nhiên, lượng hợp đồng cần thanh toán lại tăng 450 tấn lên 20.412 tấn.

Giá tiêu giao ngay giảm 100 rupi với cả tiêu chưa phân loại và tiêu MG1, đạt 13.700 và 14.300 rupi/tạ tương ứng với mỗi loại.

Sự tăng giá đồng rupi và thị trường tiền tệ hồi phục khiến sức cạnh tranh của tiêu Ấn Độ giảm đi rõ rệt trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, mặt hàng tiêu đến từ các nước khác đều đang giảm giá, ngoại từ Inđônêsia do vụ thu hoạch tại nước này đến cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 mới bắt đầu.

Ấn Độ sắp bước vào mùa lễ hội và nhu cầu tiêu thụ nội địa có thể sẽ nâng đỡ thị trường duy trì mức giá cao. Tuy vậy, những nhà nhập khẩu nước ngoài lại có xu hướng tìm đến thị trường giao ngay hơn là sàn giao dịch kỳ hạn do lo ngại về chất lượng hàng hoá. Điều này thể hiện ở mức giá tiêu MG1 giao ngay cao hơn giá thanh toán hợp đồng kỳ hạn tháng 8/08 tới 400 rupi/tạ.

Trên thị trường thế giới, Braxin chào bán tiêu B Asta ở mức 3.000 USD/tấn (fob, Belem*), nhưng các nhà nhập khẩu Mỹ không mấy mặn mà với sản phẩm tiêu của nước này. Giá xuất khẩu tiêu Asta của Việt Nam đạt 3.400 – 3.450 USD/tấn (c&F) và đã nhận được một số đơn đặt hàng.

Inđônêsia trên thực tế vẫn đang đứng ngoài thị trường do vụ thu hoạch sẽ chỉ bắt đầu vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9. Thêm vào đó, sản lượng thu hoạch tại đây dự báo sẽ giảm 10 – 15 % so với hàng năm.

Tình trạng cạn hàng từ Việt Nam và Inđônêsia có thể sẽ khiến các nhà nhập khẩu phải tìm đến tiêu Ấn Độ.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong 7 tháng đầy năm Việt nam đã xuất khẩu được 50.983 tấn tiêu đen và 6.033 tấn tiêu trắng. Tiêu thụ nội địa của Việt Nam được ước đạt khoảng 5000 tấn tiêu. Tình hình này cho thấy cung hạt tiêu của Việt Nam không mấy dồi dào.

Thông thường, tháng 8 là tháng giao dịch thiếu sôi động với mặt hàng hạt tiêu và giá thương tăng vào thời điểm mùa hè kết thúc.

* Ghi chú: Belém, cũng gọi là Pará, là một thành phố ở phía bắc Brazil, gần xích đạo, là thủ phủ của bang Pará. Đây là một thành phố cảng chính ở hạ lưu sông Amazon. Cảng của Belém nằm dọc theo sông Pará, một chi lưu của Amazon có thể cho phép tàu biển vào được. Belém là trung tâm thương mại hàng đầu ở phía bắc của Brazil với các sản phẩm xuất khẩu chính như: cao su, hồ tiêu, gỗ, đay, cacao.



Nguồn: agroviet.gov.vn
Báo cáo phân tích thị trường