Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đắc Lắc: Phát triển cao su liên kết, tạo sự gắn kết của kinh tế nông thôn
25 | 08 | 2008
Cùng với việc phát triển nhanh diện tích cao su quốc doanh, ngành cao su Đắc Lắc đã liên kết với bà con nông dân trên địa bàn quy hoạch trồng cây cao su tiểu điền, tạo sự gắn kết kinh tế nông thôn.
Với hình thức liên kết sản xuất này, toàn tỉnh đã trồng được trên 4.500 ha cao su tiểu điền ở nhiều vùng. Đến nay, phần lớn những diện tích cao su tiêu điền đã đưa vào khai thác mủ với năng suất đạt từ 1,1 đến trên 1,7 tấn mủ khô/ha (thấp hơn cao su quốc doanh). Việc phát triển sản xuất cao su liên kết đã khai thác tiềm năng đất đai, nguồn vốn và lao động tại chỗ, mở hướng làm giàu cho nông dân, góp phần giải quyết các vấn đề về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Công ty cao su Đắc Lắc ký hợp đồng với từng hộ dân sinh sống trên những địa bàn trồng cây cao su trong vùng quy hoạch sản xuất. Diện tích đất trồng cao su tiểu điền được Nhà nước cấp giấy sử dụng đất lâu lài, tạo điều kiện cho bà con nông dân sản xuất kinh doanh và tập trung mọi khả năng đầu tư thâm canh vườn cây. Công ty cao su đã giúp đỡ các hộ nông dân khâu làm đất, cung cấp toàn bộ cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu và các loại vật tư cần thiết cho sản xuất; đồng thời hướng dẫn cách trồng, chăm bón và tập huấn kỹ thuật cạo mủ cao su cho bà con nông dân. Sau khi cạo mủ, bà con nông dân sẽ trả dần vốn đầu tư của công ty bằng sản phẩm mủ tươi. Trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất, các nông trường đóng trên địa bàn làm nhiệm vụ cấp phát vốn, vật tư; quản lý, theo dõi tình hình sản xuất và chỉ đạo việc khai thác mủ cao su. Thực hiện hợp đồng kinh tế, các nông trường tiêu thụ toàn bộ số nguyên liệu mủ nước cao su của nông dân liên kết sản xuất với giá thị trường để đưa về nhà máy chế biến mủ của công ty, bảo đảm cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Hiện nay, các đơn vị: Nông trường Chư M’ga, Nông trường Chu Đăng, Nông trường Chư Bao liên kết với dân trồng từ 408,2 đến 1.140 ha cao su. Các đơn vị: Nông trường Phú Xuân, Nông trường 30-4 liên kết trồng từ 50 đến 150 ha cao su liên kết. Trung tâm đầu tư phát triển cao su Ea H’Đin (thuộc đị bàn huyện Chư M’ga) trồng 1.300 ha cao su. Trong số những người dân tộc thiểu số tại chỗ liên kết sản xuất, đã có một số hộ nông dân trổng từ vài chục đến trên 70 ha cao su tiểu điền. Với hình thức sản xuất liện kết, ngành cao su Đắc Lắc đã tạo thu nhập đáng kể cho các hộ nông dân. Với giá sản phẩm như hiện nay, không ít số hộ người dân tộc thiểu số trồng cao su tiểu điền hàng năm có thu nhập từ từ 100 đến trên 200 triệu đồng. Nhờ phát triển cao su liên kết, nhiều gia đình nông dân người dân tộc thiểu số ở trong huyện Chư M’ga, Krông Buk đã trở nên giàu có.

Trong quá trình liên kết sản xuất cao su với nông dân, địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo ra nguồn sản phẩm xuất khẩu quan trọng. Trên nền tảng liên kết sản xuất, ngành cao su đã tạo lập mối liên hệ mật thiết, bền vững giữa doanh nghiệp Nhà nước với hộ nông dân, phát huy được vai trò chủ đạo của đơn vị kinh tế quốc doanh đóng trên địa bàn.



Nguồn: http://vinanet.vn
Báo cáo phân tích thị trường