Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Bảo vệ rừng – trách nhiệm không của riêng ai.
11 | 08 | 2007
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra hy vọng có thể cải thiện được tình trạng đang nóng lên của trái đất, bảo vệ các loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tiệt chủng và các vấn đề khác về môi trường.
Tàn phá rừng chính là thủ phạm gây lên tình trạng tiệt chủng của các loài sinh vật quý hiếm qua việc hủy hoại môi trường sống của chúng, là tác nhân làm trái đất nóng lên, gia tăng lượng khí CO2 thải ra từ các cây cỏ thối mục. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng, bảo vệ và trồng rừng có nghĩa là sẽ giảm được lượng khí thải CO2 đang đe dọa cuộc sống con người.

Nhưng nhiệm vụ này không hề dễ dàng thực hiện khi con người có thói quen phá rừng làm nương rẫy, lấy gỗ làm củi đun hay khai thác gỗ trái phép...Các nhà nghiên cứu đã đưa ra biện pháp tăng diện tích rừng có vẻ khả thi, đó là áp dụng các biện pháp quản lý rừng và nông nghiệp, khuyến khích người dân canh tác nhiều vụ trên cùng một mảnh đất, như vậy họ sẽ không còn muốn phá rừng để lấy đất trồng trọt. Hay vận động người dân thực hiện các phương pháp quản lý nguồn gỗ trong rừng, tránh vì đồng tiền trước mắt mà phá hoại nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên trao tặng, ngoài ra để hạn chế bớt nhu cầu gỗ, người ta khuyến khích việc tái sử dụng các loại giấy, như vậy sẽ tiết kiệm được nhu cầu về gỗ của nghành làm giấy.

Kết quả cũng khác nhau ở các quốc gia, ở một số nơi như Brazil, Indonesia, diện tích rừng vẫn ngày càng giảm, dường như các biện pháp bảo vệ vẫn không có tác dụng trên những đất nước này, nhưng ở các nước như Trung Quốc, Mỹ, Tây Ban Nha, Ukraine kết quả lại khá khả quan khi ở Trung Quốc, chiến dịch trồng rừng trong 5 năm đã thành công rực rỡ.

Nhưng một điều thú vị là, theo thống kê hầu hết các quốc gia có tỷ lệ rừng trồng lớn, tăng nhanh diện tích rừng đều là những nước có nền kinh tế khá phát triển, nói như vậy không có nghĩa là những nước đang phát triển thì không thể bảo vệ và trồng rừng vì công việc này còn đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Sau nhiều thập kỷ giải quyết vấn nạn phá rừng lấy gỗ, nay diện tích rừng trên thế giới đã tăng lên khoảng 50%



Bích Thủy
Báo cáo phân tích thị trường