Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tình hình nhập khẩu SA tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2009
20 | 08 | 2009
Tháng 7 năm 2009 có 4 thị trường cung cấp SA cho Việt Nam. Trong đó nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản đạt 12,9 ngàn tấn trị giá 1,6 triệu USD, giảm 60% về lượng và 63,84% trị giá so với tháng trước, còn so với cùng kỳ 2008 mặc dù tăng mạnh tới 80,4% về lượng song về trị giá lại giảm 26%. Giá nhập khẩu trung bình từ thị trường này trong tháng đạt 128 USD/tấn giảm 14 USD/tấn so với tháng trước, so với cùng kỳ tháng 7/08 giảm 59%. Tính chung 7 tháng đầu năm 2009 nhập khẩu SA từ thị trường Nhật Bản đạt 78,8 ngàn tấn trị giá 10,9 triệu USD giảm 22,88% về lượng, giảm 22,88% về lượng và 58,48% trị giá so với cùng kỳ 2008.
I. Tình hình sản xuất phân bón trong nước. 

Theo ước tính năm 2009 ngành nông nghiệp nước ta cần khoảng 8,5 triệu tấn phân bón. Trong đó, Urea cần khoảng 1,7 triệu tấn; NPK cần 2,5 – 3 triệu tấn; phân lân 1,7 triệu tấn; Kali 800 ngàn tấn; DAP 750 ngàn tấn và phân bón SA 750 ngàn tấn. Thế nhưng nguồn cung từ thị trường nội địa hiện chỉ đáp ứng được 50-60% nhu cầu về phân Urêa, 100% phân lân nung chảy và NPK từ lân nung chảy còn các loại phân khác như SA, kali thi phải nhập khẩu hoàn toàn.

Nguồn cung dồi dào, tiêu thụ chậm giúp giá bán lẻ phân bón tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đầu tháng 8 vẫn ổn định ở mức thấp, Urea Phú Mỹ có giá từ 6.000 - 6.200 đ/kg, DAP 7,800 – 9.000 đ/kg, SA 2.880 đ/kg.

Sản xuất và nhập khẩu tăng cao trong khi tiêu thụ giảm khiến lượng phân bón tồn trong nước tăng nhanh. Theo tính toán tồn kho phân bón của cả nước đến hết tháng 6 vào khoảng 1,4 triệu tấn.

Trong tháng 7/09 sản xuất phân bón trong nước đã giảm 7,78 % so với tháng trước và 9,1% so với cùng kỳ tháng 7/2008, trong đó phân lân giảm 6,5% so với tháng 6 và giảm 6,3% so với cùng kỳ; phân NPK giảm 13,7% so với tháng 6 và giảm 10,2% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng đầu năm 2009 sản xuất trong nước đạt 1,4 triệu tấn giảm 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Tuy vậy, để đảm bảo đủ phân bón cho vụ Hè Thu và có sản phẩm gối đầu cho vụ mùa ở miền Bắc sắp tới, các doanh nghiệp sản xuất phân bón cần tiếp tục bố trí sản xuất hợp lý, duy trì và đẩy mạnh sản xuất; đồng thời tiếp tục tham gia cùng với Chính phủ thực hiện tốt chính sách kích cầu đầu tư, tiêu dùng, duy trì mức tăng trưởng kinh tế; tổ chức phân phối và bán phân bón trước - thu tiền vào cuối vụ cho nông dân; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, hướng tới xuất khẩu những chủng loại phân bón mà ta có thể sản xuất như: NPK, Lân sang các thị trường tiềm năng trong khu vực ASEAN và Châu á như Lào, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản...

II. Tình hình nhập khẩu SA tháng 7 và 7 tháng 2009.

Theo thống kê sơ bộ, nhập khẩu SA trong tháng 7/2009 giảm khá mạnh, giảm 26,27% về lượng và giảm 35,48% trị giá so với tháng trước. Như vậy, tính đến hết tháng 7 lượng SA nhập về của cả nước đạt gần 655 ngàn tấn với trị giá 93,5 triệu USD, tăng 37,8% về lượng tuy nhiên về trị giá lại giảm 24% so với cùng kỳ 7 tháng 2008.      

Tháng 7 năm 2009 có 4 thị trường cung cấp SA cho Việt Nam. Trong đó nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản đạt 12,9 ngàn tấn trị giá 1,6 triệu USD, giảm 60% về lượng và 63,84% trị giá so với tháng trước, còn so với cùng kỳ 2008 mặc dù tăng mạnh tới 80,4% về lượng song về trị giá lại giảm 26%. Giá nhập khẩu trung bình từ thị trường này trong tháng đạt 128 USD/tấn giảm 14 USD/tấn so với tháng trước, so với cùng kỳ tháng 7/08 giảm 59%. Tính chung 7 tháng đầu năm 2009 nhập khẩu SA từ thị trường Nhật Bản đạt 78,8 ngàn tấn trị giá 10,9 triệu USD giảm 22,88% về lượng, giảm 22,88% về lượng và 58,48% trị giá so với cùng kỳ 2008.

Nhập khẩu SA từ Trung Quốc cũng giảm khá mạnh so với tháng 6/09, giảm 34,33% về lượng về trị giá giảm 44,75%, đạt 13,8 ngàn tấn trị giá 1,6 triệu USD. Giá nhập khẩu trung bình từ thị trường này trong tháng 117 USD/tấn giảm 22 USD/tấn so với tháng trước và giảm 59,37% so với cùng kỳ. 7 tháng 2009 nhập khẩu SA từ Trung Quốc đạt 222 ngàn tấn trị giá 27,8 triệu USD tăng 60% về lượng nhưng lại giảm 20,15% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Thị trường nhập khẩu SA 7 tháng 2009

Thị trường

7 tháng 2009

So với 7 tháng 2008

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

% lượng

% Trị giá

Trung Quốc

222.006

27.816.821

56,95

-20,15

Hàn Quốc

109.800

16.020.512

294,77

92,42

Nga

80.465

10.719.003

1,13

-51,76

Đài Loan

80.420

11.697.168

13,68

-29,96

Nhật Bản

78.895

10.960.037

-22,88

-58,48

Philipine

31.300

5.732.500

*

*

Ukraina

24.982

3.372.769

*

*

Thuỵ Sỹ

22.796

2.824.281

*

*

Thái Lan

8.530

1.316.619

121,62

17,49

Anh

6.095

731.339

*

*

ả Rập Xê út

4.975

604.214

*

*

ấn Độ

4.401

772.826

*

*

Tham khảo doanh nghiệp nhập khẩu nhiều SA 7 tháng đầu năm 2009

Doanh nghiệp nhập khẩu

7 tháng 2009

So với 7 tháng 2008

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

%

 Lượng

%

Trị giá

Cty phân bón Việt Nhật

72.966

10.744.864

-12,82

-50,34

DNTN Nguyên Ngọc

63.676

8.755.978

-0,48

-43,24

CTy CP xuất nhập khẩu Hà Anh

46.810

6.554.022

139,27

36,26

CTy KD Tổng Hợp Vinacafe Quy Nhơn

45.627

5.715.708

139,56

12,47

Cty CP vật tư nông sản

44.903

6.726.772

29,26

-27,77

Cty Cổ phần Vi Na Cam

43.900

6.149.594

214,09

83,14

Cty TNHH Thương Mại XNK Tân Lợi Lợi

30.801

4.340.608

1,112,16

578,07

CTy TNHH thương mại Vạn Đạt

27.005

216.250

*

*

CTy TNHH thương mại tổng hợp Nghĩa Anh

26.868

3.751.937

92,26

9,91

CTy TNHH Hoa phong

20.791

2.843.555

18,80

-34,23

T CTy cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An

34.237

4.642.697

*

*

CTy cổ phần tập đoàn đầu tư Long Hải

16.795

2.490.923

37,66

-30,45

CTy TNHH 1TV Vật Tư Nông Nghiệp Đồng Nai

13.500

2.073.200

132,76

16,43

Cty TNHH Sản Xuất Thương Mại Minh Khuê

13.200

1.663.200

*

*

Cty TNHH Thương Mại Mai Khôi

12.000

2.160.000

*

*

CTy CP Vật Tư KT Nông Nghiệp Bình Định

11.164

1.714.347

-23,90

-57,19

CTy TNHH 1 thành viên Minh Phú

10.000

1.870.000

*

*

CTy Cổ phần XNK vật tư Hà Nội

9.793

1.394.607

643,02

337,57

CTy TNHH Thương mại Minh Tú

8.710

1.203.202

278,70

91,99

Chi nhánh công ty cổ phần Vinacam tại Hà Nội

7.300

1.124.200

*

*

Tổng CTy CP đầu tư và XNK FOODINCO

6.600

1.188.000

*

*

Cty CP Lương thực Vật tư Nông nghiệp Daklak

6.250

796.875

*

*

Cty TNHH 1 TV TM và Vận tải Petrolimex

6.095

731.339

-4,87

-61,44

CTy SuPe Phốt Phát $ HC Lâm Thao - Phú Thọ

6.041

881.926

*

*

Cty KD Tổng hợp Vinacafe Quy Nhơn

6.004

576.384

-68,48

-88,66

CTy CP vật tư DV Nông lâm nghiệp Kon Tum

6.000

930.000

0,00

-46,92

CTy CP Vật tư nông nghiệp II Đà Nẵng

6.000

978.000

*

*

Cty Cổ Phần Tập Đoàn Quốc Tế Năm Sao

5.965

817.205

*

*

Cty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Thành Tín

5.700

988.950

*

*

CTy TNHH Baconco

5.500

896.500

-77,08

-86,22

Cty TNHH Việt Hóa Nông

5.235

855.915

209,76

85,52

Cty Phân bón Bình Điền

4.975

604.214

-73,21

-87,92

CTy TNHH thương mại Quyền Phát

4.680

655.772

*

*

III. Thị trường thế giới.

Giao dịch Urea trên thị trường thế giới tuần qua diễn ra khá sôi động, các nhà sản xuất đang rất bận rộn với những đơn hàng giao trong tháng 8/09, giá vẫn tiếp tục có xu hướng tăng.

Đúng như dự kiến, tuần qua Ấn Độ đã tổ chức mời thầu, giá mời thầu mua Urea của nước này đã tăng cao hơn 10 USD/tấn so với giá mời thầu gần đây nhất.

Urea granular Ai Cập hợp đồng tháng 8/09 được bán với giá 282 USD/tấn (FOB) cao hơn 12 USD/tấn so với tuần trước. Hiện tại, đã có khách hàng hỏi mua với giá 285 USD/tấn (FOB).

Các nhà cung ứng Urea granular Trung Đông đang chào bán với giá 280 USD/tấn (FOB) tại Ấn Độ cho hợp đồng giao hàng tháng 8/09.

Urea prill có xuất xứ từ FSU (khối các nước thuộc Liên bang Xô Viết cũ) được bán cho Brazil với giá 290 USD/tấn (CFR, hàng rời). Tại Biển Đen, giá chào bán sản phẩm này là 265 USD/tấn (FOB). Khách mua Mỹ La tinh đang thương lượng để được mua với khung giá 260 – 263 USD/tấn (FOB) cho sản phẩm Urea prill FSU. 

Tuần qua Trung Quốc đã nâng giá chào bán Urea prill lên 263 – 265 USD/tấn (FOB, hàng rời), giá Urea granular đang được bán ở mức 265 – 267 USD/tấn (FOB, hàng rời).

Còn tại Vịnh Mỹ, tuần qua giá Urea granular xà lan đã tăng từ 5 -10 USD/tấn so với tuần trước lên 285 – 290 USD/st (FOB) cho hợp đồng giao ngay. Urea prill xà lan cũng được bán với mức giá khá cao 305 USD/st (FOB) (1st = 907kg). Nhu cầu mua Urea tại thị trường Mỹ tăng đang tác động tích cực lên giá Urea tại thị trường này, hiện tại chỉ còn vài lô hàng xà lan tại Vịnh Mỹ đang chờ rời bến. Tình trạng eo hẹp nguồn cung tại đây sẽ bớt căng thẳng hơn trong tháng 9 tới do được bổ xung khối lượng từ nhập khẩu. 

Giá phân bón trên thị trường thế giới

Sản phẩm

Giá (USD/tấn, USD/st; 1st=907,1kg)

Tuần 20-24/7 So với tuần

13 - 17/7

 

Tuần từ 20 – 24/7/2009

Tuần từ 27–31/7/2009

DAP - FOB Tampa

293,75 USD/tấn

301,50 USD/tấn

2.64 %

DAP - FOB Trung Florida

258,75 USD/st

261,25 USD/st

0.97 %

DAP – FOB NOLA

266,75 USD/tấn

272,50 USD/tấn

2.16 %

Urea (Prill) - FOB Yuzhnyy 

253,25 USD/tấn

260,50 USD/tấn

2.86 %

Urea (prill) – FOB Trung Quốc

259,25 USD/tấn

261,25 USD/tấn

0.77 %

Urea (Prill) - FOB Baltic

246,00 USD/tấn

255,50 USD/tấn

3.86 %

Urea (granular) - FOB, xà lan, NOLA

277,25 USD/st

282,25 USD/st

1.80 %

Urea (granular) - Trung Đông

270,25USD/tấn

271,25 USD/tấn

0.37 %


(Nguồn: Tinthuongmai.vn)


Báo cáo phân tích thị trường