Tuy nhiên, sự thay đổi này lại gây tranh cãi cho các nhà cung cấp thủy sản ngoại quốc, các nhà chế biến thủy sản của Nga cũng không mấy ủng hộ ý kiến này.
Ông Vasili Nikitin, Tổng Giám đốc Liên hiệp Nghề cá phương Bắc cho biết, việc tiếp cận thủy sản từ các thị trường quốc tế hết sức quan trọng đối với các công ty của Nga. Các thị trường ngoại quốc sẽ tạo cho họ nguồn vốn hoạt động cần thiết để phát triển. Nếu ngư dân Nga không xuất khẩu thủy sản sang các thị trường quốc tế, thì lợi thế này sẽ sớm thuộc về các nước khác và việc giành lại thị trường là rất khó.
Giám đốc Tiếp thị thủy sản của Hội đồng Xuất khẩu Thủy sản Na Uy (NSEC) cho biết, các nhà sản xuất thủy sản của Nga có thể sản xuất thủy sản cho thị trường nội địa nhưng giá cả cũng là một vấn đề cần quan tâm. Nếu người tiêu dùng Nga không thể trả giá cao hơn người tiêu dùng nước ngoài thì các nhà sản xuất nội địa khó có thể tiêu thụ hàng trong nước.
Ngoài ra, hầu hết thủy sản của Nga được khai thác ở miền Đông nhưng người dân lại sống chủ yếu ở miền Tây.
Do vậy, việc thực hiện mục tiêu này sẽ gặp phải nhiều thách thức. Ông Nikitin cho biết, “học thuyết an toàn thực phẩm” mới sẽ yêu cầu hoàn thiện luật thủy sản, đồng thời bao gồm nhiều thay đổi căn bản như quy định về công suất kho lạnh và thiết bị vận chuyển.