Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giá lúa mì tăng có thực do nguồn cung không ổn định và nhu cầu thế giới tăng?
21 | 09 | 2010
AGROINFO - Lượng dự trữ lúa mì ở các nước xuất khẩu truyền thống như Argentina, Australia, Canada, EU và Mỹ, mặc dù thấp hơn so với năm ngoái, nhưng vẫn đứng thứ hai trong vòng 5 năm trở lại đây. Lượng dự trữ cuối kì trong tháng này đang tăng vì nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do việc mở rộng nguồn cung tại Canada; và chất lượng lúa mì suy giảm ở EU khiến xuất khẩu hạn chế, nhưng giá lúa mì nội địa lại tăng cao hơn do được dùng để thay thế các loại thức ăn chăn nuôi khác. Mặt khác, lượng dự trữ ước tính sẽ giảm 1,4 triệu tấn tại Mỹ do nhu cầu xuất khẩu tăng.

Tính từ đầu tháng 7 vừa qua, giá lúa mì thế giới đã tăng khoảng 65%; nguyên nhân chủ yếu là do sự không chắc chắn về nguồn cung từ khu vực Biển Đen cho thị trường. Vụ lúa mì năm nay ở cả Nga và Kazakhstan đã bị tàn phá nặng bởi hạn hán, trong khi vụ mùa ở Ukraina cũng chịu ảnh hưởng xấu bởi điều kiện thời tiết bất lợi. Lệnh cấm xuất khẩu của Nga và Ukraine, kết hợp với thâm hụt sản lượng, đã tạo ra sự không chắc chắn và góp phần tác động tới sự biến động giá của thị trường.

Dự trữ xuất khẩu (ĐVT: Triệu tấn)


Tuy nhiên, giá lúa mì hiện tại vẫn thấp hơn giá bình quân kỷ lục là $ 368/ton, đạt được trong niên vụ 2007/08. Ngày 23 tháng 8 vừa qua, do chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán và cháy rừng nên thu hoạch ngũ cốc của Nga đã sụt giảm 38% so với năm ngoái, theo Phó Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp của nước này, hiện tại thu hoạch ngũ cốc đã đạt khoảng 40,3 triệu tấn. Ngày 15 tháng 8, Nga đã chính thức cấm xuất khẩu lúa mì cho đến hết năm nay, mặc dù lệnh cấm này có thể kéo dài sang năm 2011 khi lượng dự trữ lúa mì của nước này vẫn đang ngày càng giảm sút.

Giá lúa mì thế giới (ĐVT: $/Tấn)


Tại Mỹ, giá các loại lúa mì tiếp tục tăng cao trong tháng 8 vừa qua do triển vọng mở rộng xuất khẩu. Lúa mì cứng hạt đỏ vụ đông (HRW) đã tăng $43/tấn từ $268/tấn (tháng 7) lên $311/tấn. Trong mối tương quan giá đi kèm với nó là lúa mì mềm hạt đỏ vụ đông (SRW) cũng tăng từ $283/tân (tháng 7) lên $304/tấn (tăng $21/tấn). Nguyên nhân khiến giá lúa mì HRW đi lên là do nhu cầu lúa mì tăng đột biến, đặc biệt từ Ai Cập. Bên cạnh đó, giá lúa mì cứng hạt đỏ vụ xuân (HRS) tháng 8 vừa qua đã leo thang từ mức $312/tấn (tháng 7) lên $376/tấn (tăng $64/tấn). Lúa mì mềm hạt trắng (SWW) cũng tăng $27/tấn từ $271 (tháng 7) lên $ 298/tấn (tháng 8).

Xuất khẩu của Úc giảm từ 16 triệu tấn (tháng 7) xuống còn 15,5 triệu tấn (tháng 8) do 500.000 tấn đang trên đường vận chuyển. Ngược lại xuất khẩu lúa mì của Canada tăng 2 triệu tấn lên mức 17,5 triệu tấn do nguồn cung xuất khẩu tăng. Trong khi đó, xuất khẩu của EU đã hạ xuống 3 triệu tấn còn 21 triệu tấn do sản lượng và chất lượng lúa mì thấp dẫn đến nguồn cung xuất khẩu giảm, đặc biệt là lúa mì Đức. Iran và Kazakhstan đều tăng lượng xuất khẩu của mình tương ứng từ 450.000 - 500.000 lên 500.000 - 6,5 triệu tấn do hai nước này có nguồn cung xuất khẩu tăng và nhu cầu nhập khẩu lúa mì của Nga tăng đột biến.

Tháng 8 vừa qua, Mỹ đã thúc đẩy lượng xuất khẩu của mình lên đến 34 triệu tấn (tăng 1 triệu tấn so với tháng trước) do nhu cầu lúa mì thế giới đang tăng mạnh mẽ, và chất lượng lúa mì của nước này cũng được cải thiện cao hơn.

Trên thị trường nhập khẩu, Nigeria vừa tăng lượng nhập khẩu lên 400.000 tấn đạt mức 4 triệu do lượng tiêu thụ dự kiến tăng cao.

Giá xuất khẩu FOB hàng tuần của Mỹ


Tuy nhiên, một trong các nước nhập khẩu nhiều nhất phải kể đến Nga. Từ nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ ba trên thế giới vào năm ngoái, do hạn hán kéo dài làm sản lượng và năng suất lúa mì sụt giảm đáng kể, Nga vừa phải nhập thêm khoảng 1,4 triệu tấn lúa mì, tăng lượng nhập khẩu đạt ngưỡng 2 triệu tấn.Theo ước tính, sản lượng lúa mì của nước này trong năm nay là 67 triệu tấn, trong khi lượng tiêu thụ trong nước là 77 triệu tấn. Do đó, Nga cần phải dựa nhiều vào nguồn dự trữ lúa mì trong nước (ước tính còn trên 24 triệu tấn tính đến đầu tháng 7).

Khoảng 3,6 triệu tấn lúa mì đã được xuất khẩu trước khi lệnh cấm xuất khẩu có hiệu lực trong năm nay. Trong điều kiện tốt nhất, ước tính Nga sẽ có khoảng 90,4 triệu tấn lúa mì, bao gồm cả lượng dữ trữ và lượng thu hoạch trừ đi lượng xuất khẩu trước khi có lệnh cấm. Việc gieo trồng lúa mì vụ đông của Nga, thường bắt đầu vào tháng Tám, đã bị trì hoãn bởi hạn hán do đất trồng vẫn chưa đủ mềm để có thể gieo hạt. Các cơ quan nông nghiệp của Nga cho rằng, diện tích gieo xạ vụ đông có thể giảm khoảng 30% xuống còn 12 triệu ha. Tính đến ngày 25 tháng 8, lúa mì gieo vụ đông của Nga chỉ đạt 63% so với cùng kì năm 2009. Việc bắt đầu gieo hạt lúa mì vụ đông càng muộn, nguy cơ năng suất và sản lượng thu hoạch thấp hơn càng cao. Điều này ảnh hưởng lớn đến sản lượng thu hoạch trong năm do lúa mì vụ đông chiếm gần một nửa tổng diện tích thu hoạch lúa mì của Nga. Cần nhớ rằng, cây trồng vụ đông phụ thuộc vào độ ẩm của lớp đất bề mặt, không phải lớp dưới bề mặt để nảy mầm và phát triển như trong mùa thu.

Lúa mỳ CBOT (ĐVT: $/bushel)


Nhưng cũng cần phải có một lượng mưa phong phú vào cuối năm nay để đảm bảo điều kiện tốt cho sự tăng trưởng của cây trồng vào mùa xuân 2011. Giá lúa mì tương lai trên CBOT đang có dấu hiệu đi xuống, hợp đồng giao tháng 12/2010 ở mức $6,805/bushel vào ngày 25 tháng 8. Tuy nhiên, thị trường giao dịch cũng có thể sớm bình ổn trở lại. Theo đánh giá mới nhất của Hiệp hội Ngũ cốc Quốc tế, bất chấp các vấn đề tại khu vực Biển Đen, lượng dự trữ toàn cầu đến năm tới vẫn đạt mức thặng dư 184 triệu tấn. Hiện tại, mặc dù những cơn mưa đã làm chấm dứt hạn hán ở khu vực Nga Âu, nhưng một bộ phận lớn nông dân Nga những người không được bảo hiểm bởi thiên tai và mất mùa - có thể bị phá sản nếu không có viện trợ của nhà nước.

Trích bản tin "Thị trường nông sản & Hội nhập"



AGROINFO
Báo cáo phân tích thị trường