Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
FAO muốn kiềm chế giá cả và cảnh báo về khủng khoảng lương thực
26 | 01 | 2011
AGROINFO - Quy định là cần thiết để hạn chế đầu cơ tăng giá hàng hóa cũng như việc toàn thế giới đang đương đầu với cuộc khủng hoảng lương thực đang đe dọa bất ổn chính trị, người đứng đầu cơ quan lương thực của Liên Hợp Quốc cho biết.

Lời cảnh báo được đưa ra trong tờ Kinh doanh Hàng ngày được phát hành vào ngày thứ ba của Nikkei Nhật Bản, ngày trước đó Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, người đã nói thế giới sẽ đối mặt với nguy cơ bạo loạn thực phẩm và tăng trưởng yếu nếu các nhà lãnh đạo toàn cầu không đưa ra được các hình thức đối phó với sự bất ổn về giá lương thực.

“Giá sẽ tăng cao hơn và bất ổn sẽ kéo dài trong những năm tiếp theo nếu chúng ta không khống chế được sự mất cân bằng trong hệ thống nông nghiệp quốc tế”, Tổng giám đốc của Nông lương Liên Hợp Quốc, Jacques Diouf, cho biết trong tạp chí của Nikkei.

Tạp chí dẫn lời của ông nói rằng thế giới có thể trên bờ vực của cuộc khủng hoảng lương thực, với tiền trợ cấp nông nghiệp và thuế xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng mất cân bằng cán cân cung cầu toàn cầu.

Trong báo cáo tháng này, FAO cho biết chỉ số giá toàn cầu đạt mức cao kỷ lục trong tháng 12, bỏ xa mức năm 2008 khi giá lương thực tăng cao sẽ gây ra bạo loạn tại một số nước.

Những quan ngại về thời tiết xấu đã dẫn tới cảnh báo rằng giá cả của các loại ngũ cốc có thể  tăng cao hơn nữa trong năm nay.

Thực phẩm không an toàn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dân số nghèo, và điều này “ sẽ tạo ra bất ổn chính trị trong nước và đe dọa an ninh và hòa bình thế giới” Diouf đã nói.

Trong phiên họp thứ hai đầu tuần, với cương vị quản lý nhóm G20 của Pháp, Sarkozy hỏi tại sao thị trường tiền tệ không quy định với tất cả những loại hàng hóa.

“Nếu chúng ta không hành động ngay chúng ta sẽ có nguy cơ bạo loạn lương thực ở các nước nghèo và ảnh hưởng nghiêm trọng tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu” Tổng thống Pháp cho biết “ Ngày bạo động lương thực, những gì mà những nước G20  đang bàn dường như không làm họ quan tâm?”

Diouf đã chỉ ra nhiều điểm như “ nhu cầu cấp bách những tiêu chuẩn mới để đánh giá minh bạch và những quy định để đối phó hoạt động đầu cơ trên các thị trường hàng hóa nông nghiệp tương lai”

Ông cho rằng rào cản thương mại trong nền kinh tế phát triển đã bóp méo cán cân cung cầu.

Sự biến động thất thường của các thị trường nông sản như Lúa mì và đường đã làm dấy lên các cuộc bạo động tại một số khu vực tại Bắc Phi và Trung Đông.

Trong 40 năm tới, sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới cần tăng trưởng 70% và tăng 100% với các nước đang phát triển để đáp ứng nhu cầu dân số ngày càng tăng.

Điều đó có nghĩa mỗi năm cần 44 triệu đô cho hỗ trợ phát triển chính thức trong nông nghiệp. Đầu tư tư nhân nên tăng từ 60 triệu đô lên 200 triệu đô mỗi năm.

Số  tiền này sẽ được sử dụng để giúp đỡ tài chính  những công trình nhỏ, cơ sở vật chất, đường giao thông nông thôn, xây dựng cảng cá và lò giết mổ gia súc tại các nước đang phát triển, ông Diouf  nói.



Theo Reuters
Báo cáo phân tích thị trường