Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nông sản thế giới 10-13/6 và dự báo
13 | 06 | 2011
Thị trường nông sản thế giới biến động mạnh trong 10 ngày qua. Biến động thời tiết ở Mỹ và Nam Mỹ tiếp tục ảnh hưởng tới thị trường ngũ cốc và cà phê.

Sáng nay 13/6, giá lúa mì tăng 1,2% so với phiên đóng cửa đêm qua, trong khi ngô giao dịch gần mức cao kỷ lục của tuần trước do lo ngại nguồn cung khan hiếm.

Các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Trung Quốc đang chuyển hướng sang sử dụng lúa mì vì hiện rẻ hơn tới 9,3% so với giá ngô.

Giá lúa mì tại các khu vực miền bắc Trung Quốc hiện rẻ hơn khoảng 200 NDT (31 USD) mỗi tấn so với giá ngô, đủ sức hấp dẫn ngành thức ăn chăn nuôi, và dự báo khoảng cách giá này sẽ còn tiếp tục tăng hơn nữa sau khi khối lượng lớn lúa mì vụ mới được chuyển tới thị trường.

Tuần qua, giá ngô giao ngay tại Chicago đã tăng lên cao hơn gần 40 US cent so với lúa mì, mức chênh lệch cao nhất kể từ 1996. Thông thường ngô rẻ hơn lúa mì.

Thời tiết bất lợi ở khu Trung Tây nước Mỹ có nguy cơ khiến diện tích trồng ngô và đậu tương của nước này giảm mạnh.

Nhu cầu mới từ Trung Đông, Châu Phi và Bangladesh nâng đỡ giá gạo Châu Á tuần qua, song nguồn cung gia tăng kiềm chế giá tăng.

Gạo 100% B của Thái Lan giá chào tăng 20 USD/tấn tấn trong tuần qua, hiện ở mức 520 đô la/tấn, trong khi gạo 5% tấm tăng 17 đô la lên 497 đô la/tấn.

Việc các nhà xuất khẩu Thái Lan đang thu mua gạo cho một số hợp đồng mới ký đẩy giá gạo trên thị trường nội địa tăng lên mức 14.000 Baht (462 USD)/tấn, từ mức 13.000 Baht một tuần trước đây.

Nguồn cung từ Thái Lan đang tăng nhanh cùng tiến độ thu hoạch lúa vụ hai. Bộ Nông nghiệp Thái dự báo sản lượng năm nay sẽ đạt kỷ lục 9 triệu tấn lúa, so với 7 triệu tấn của vụ trước.

Giá gạo tại Việt Nam tuần qua cũng tăng bởi dự báo sẽ có nhu cầu mới, song triển vọng xu hướng tăng sẽ không kéo dài, bởi chỉ vài tuần nữa là bước vào giai đoạn thu hoạch lúa cao điểm.

Gạo 5% tấm của Việt Nam tuần qua giá tăng lên 460 đô la-475 USD/tấn, FOB, từ mức 60-465 USD một tuần trước. Gạo 25% tấm giá đang ở mức 425-440 USD/tấn từ mức 430 USD/tấn.

Giá đường trắng kết thúc tuần qua tăng lên mức kỷ lục cao 3 tháng , còn đường thô cao nhất 7 tuần, do việc thu hoạch bị chậm lại và việc bốc xếp bị trì hoãn ở cả Brazil và Thái Lan.

Nguồn cung cacao từ Bờ Biển Ngà đang được khôi phục, gây áp lực tới giá. Tuy nhiên, tính chung trong 10 ngày qua, giá vẫn tăng nhẹ.

Sản lượng cacao của Ghana, nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới sau Bờ Biển Ngà, dự báo sẽ đạt kỷ lục cao trong năm nay. Sản lượng của Indonesia cũng sẽ dạt 510.000 tấn trong năm 2010-11.

Giá bông tuần qua giảm sau khi Mỹ điều chỉnh con số dự báo về xuất khẩu bông. Cao su cũng giảm giá trong tuần qua, mặc dù nguồn cung ở Ấn Độ yếu do mưa.

Hạt tiêu hồi phục trong tuần qua bởi nhu cầu tăng mạnh. Tổ chức Hạt tiêu Quốc tế dự báo sản lượng tiêu Ấn Độ sẽ đạt 48.000 tấn trong niên vụ này, so với 50.000 tấn niên vụ trước, trong khi tiêu thụ nội địa ước tăng 1.000 tấn lên 45.000 tấn.

Dự báo:

Giá ca cao New York sẽ tăng lên 3.348 USD/tấn trong vòng 4 tuần tới.

Giá cà phê New York sẽ tăng lên khoảng 2,5695- 2,7680 USD/lb

Đường sẽ duy trì ở mức 26,50 US cent/lb

Lúa mì sẽ tăng giá lên mức 7,84-3/4 USD/bushel

Đậu tương tại Chicago sẽ tăng giá lên mức 14,19-1/2 USD/bushel

Ngô sẽ tăng giá lên 8,45-1/4 USD/bushel

Dầu cọ sẽ giảm trở lại mức 2.313 Ringgit/tấn.

Diễn biến giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

13/6

3/6

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

790,75

766,50

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1385,25

 1407,00

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

768,25

769,75

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

268,40

 261,25

Cacao Mỹ

USD/tấn

2991,00

2904,00

Đường Mỹ

US cent/lb

25,64

23,52

Theo Vinanet



Báo cáo phân tích thị trường