Đối với Việt Nam, Nhật Bản là thị trường XK thủy sản lớn thứ 2 với doanh số gần 900 triệu USD trong năm 2010.
Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, mấy ngày qua, các DN thủy sản Việt Nam liên tục nhận được yêu cầu từ phía các nhà nhập khẩu Nhật Bản hối thúc giao hàng nhanh. Nguyên nhân do sợ bị nhiễm phóng xạ, nên người dân Nhật không dám ăn hàng thực phẩm trong nước. Việc khai thác thủy sản của họ cũng đang bị hạn chế do nhiều vùng biển bị nhiễm phóng xạ. Các kho lạnh dự trữ thì bị cúp điện. Chính vì thế nhu cầu cần hàng thủy sản an toàn nói riêng, thực phẩm nói chung để tiêu dùng đang rất cao ở Nhật Bản.
Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), nguyên tham tán thương mại VN tại Nhật cũng xác nhận điều này. Cùng với rau quả, thủy hải sản là nhóm mặt hàng có nhiều tiềm năng xuất khẩu. Một số vùng biển của Nhật đã có phát hiện bị nhiễm phóng xạ. Tâm lý người tiêu dùng Nhật Bản là không dám sử dụng các sản phẩm thực phẩm xung quanh những khu vực này. Do thảm họa động đất, sóng thần vừa qua nên việc đánh bắt thủy hải sản của Nhật cũng bị hạn chế. Thay vào đó, họ buộc phải tăng nhập khẩu. Trước đây, người Nhật rất thích tôm và mực nhập khẩu từ VN. Riêng tôm, hiện VN đang chiếm trên 20% thị phần tôm nhập khẩu ở Nhật Bản và là một trong hai quốc gia (cùng với Indonesia) chiếm thị phần lớn nhất. Hiện tại, theo các chuyên gia nhận định: Nguy cơ hải sản nhiễm xạ sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu hải sản của Nhật, dù hiện tại nước này đã nhập khẩu 40% mặt hàng này. Tình trạng nhập khẩu ồ ạt vào Nhật cũng có nguy cơ đẩy giá thực phẩm khu vực tăng lên.
Tham khảo giá một số chủng loại hải sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong tháng 5/2011 (ĐVT: kg)
Chủng loại
|
Đơn giá (USD)
|
Cảng, cửa khẩu
|
PTTT
|
Khô cá trích tẩm
|
6.50
|
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
|
FOB
|
Chả Cá Đổng Đông Lạnh SSS (Hàng đóng gói đồng nhất, NW: 20kg/ thùng carton)
|
2.90
|
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
|
FOB
|
Chả Cá Mối Đông Lạnh A (Hàng đóng gói đồng nhất, NW: 20kg/ thùng carton)
|
1.90
|
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
|
FOB
|
Theo Vinanet