Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thị trường cá da trơn Ba Lan
02 | 08 | 2011
Ba Lan chủ yếu nhập khẩu cá da trơn dạng phile đông lạnh từ các nhà cung cấp tại các nước đang phát triển. Nhập khẩu cá da trơn của Ba Lan bắt đầu tăng trưởng đột biến từ khi nước này gia nhập EU. Một trong những nguyên nhân quan trọng cho sự tăng trưởng này là loại cá nuôi này có giá rẻ. Do không có nguồn cung nội địa nên Ba Lan hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Quy mô thị trường

Ba Lan là một trong những thị trường thuỷ sản lớn của EU mặc dù mức tiêu thụ thuỷ sản đầu người tại nước này, khoảng 12 kg/người/năm, là một trong những mức thấp nhất so với mức trung bình 22 kg/người/năm của EU. Theo dự báo của FAO, tiêu dùng thuỷ sản tại Ba Lan sẽ tăng 12% trong giai đoạn 2005 – 2015.

Tiêu thụ cá da trơn trên đầu người tại Ba Lan đã tăng từ mức 0,3 kg/người/năm trong năm 2005 lên mức 2,9 kg/người/năm vào năm 2009. Tại Ba Lan, cá da trơn chiếm khoảng 25% tổng sản lượng thuỷ sản tiêu thụ, so với mức trung bình 5% của EU. Nước này là nhà nhập khẩu cá da trơn lớn thứ 3 của EU, chiếm tỷ trọng khoảng 9,5% tổng kim ngạch nhập khẩu cá da trơn của EU. Do không có nguồn cung nội địa nên Ba Lan phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhập khẩu. Từ sau khi gia nhập EU vào năm 2004, kim ngạch nhập khẩu cá da trơn của Ba Lan đã tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu cá da trơn tăng 60% so với năm 2006.

Các nước đang phát triển chiếm đến 98% trong cơ cấu nhập khẩu cá da trơn của Ba Lan. Việt Nam là nhà cung cấp lớn nhất, với thị phần chiếm 97%. Do người dân Ba Lan quen thuộc với các sản phẩm thuỷ sản đông lạnh, khác với thói quen tiêu dùng sản phẩm tươi sống của các nước Nam Âu, nên nước này chỉ nhập khẩu cá da trơn phile đông lạnh. Đặc biệt, Ba Lan ít khi tái xuất nên cá da trơn nhập khẩu chủ yếu được tiêu thụ nội địa.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của cá da trơn trong kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Ba Lan nhờ những yếu tố: giá thấp, hương vị trung tính và các nhà bán lẻ có nhu cầu lớn với các loại thuỷ sản nuôi trồng có thể được cung cấp quanh năm. Đáng chú ý là Ba Lan ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên các điều kiện kinh tế vĩ mô tại nước này cũng hỗ trợ tăng trưởng nhập khẩu.

Tuy vậy, gần đây tăng trưởng nhập khẩu cá da trơn chậm lại do một số vấn đề liên quan đến nguồn cung. Do Ba Lan vẫn là một thị trường rất sôi động nên cá da trơn có thể dễ dàng bị thay thế bởi các loại sản phẩm cá thịt trắng có giá thấp hơn, như cá rô phi. Cá da trơn tiếp tục được kỳ vọng là chủng loại sản phẩm có tăng trwognr tiêu dùng cao hơn các loại sản phẩm thuỷ sản khác trên thị trường trong vài năm tới.

Các khuynh hướng thị trường

Cá da trơn trở thành một lựa chọn khác rẻ hơn so với các loại cá địa phương là cá chép và cá rô. Do những thay đổi về lối sống, khuynh hướng sử dụng các sản phẩm tiện lợi đang phát triển nhanh chóng tại Ba Lan. Phân khúc các sản phẩm ăn liền và các sản phẩm thuỷ sản có giá trị gia tăng cao được kỳ vọng sẽ tăng trưởng nhanh chóng. Do vậy, nhiều khả năng các nhà chế biến Việt Nam sẽ chuyển dần từ chế biến sơ cấp sang chế biến thứ cấp. Trên thị trường Ba Lan, cá da trơn được bán chủ yếu ở các kích cỡ 120/170g, 170/220g và 220g.

Để bán sản phẩm mang lại lợi nhuận cao hơn, nhiều nhà sản xuất đã tăng tỷ lệ nước đá trong sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm từ Việt Nam. Hiện chính phủ Việt Nam đã đưa ra quy định về hàm lượng nước trong sản phẩm xuất khẩu không được quá 83%. Đồng thời, việc nuôi cá da trơn cũng kéo theo hàng loạt tranh cãi về vấn đề an toàn thực phẩm, môi trường và các vấn đề xã hội, như ô nhiễm nguồn nước và quản lý chất thải. Mặc dù những vấn đề này vẫn chưa thực sự quan trọng tại một số khu vực của châu Âu nhưng trong vài năm tới, những vấn đề này được dự đoán sẽ trở thành vấn đề trọng tâm. Trên thị trường thuỷ sản Ba Lan, sự hiện diện của các nhà bán lẻ nước ngoài dẫn đến sự quan tâm của người tiêu dùng Ba Lan đến các vấn đề này sẽ tăng lên.

Diễn biến giá

Sự áp đảo của Việt Nam trên thị trường cá da trơn được giải thích là nhờ giá cá nguyên liệp thấp, Đồng thời, nguồn cung cá da trơn trên thị trường hoàn toàn không phụ thuộc vào nguồn cá đánh bắt nên có thể được cung cáp quanh năm nhờ nguồn nuôi trồng, do đó rất hấp dẫn các nhà sản xuất châu Á. Gần đây, giá cá da trơn tăng nhẹ do các vấn đề về nguồn cung.

Theo FAO, những vấn đề liên quan đến nguồn cung có thể dẫn đến việc những nhà sản xuất nhỏ phải từ bỏ thị trường và hoạt động hợp nhất tăng lên để giảm chi phí và tăng hiệu quả; đồng thời đáp ứng các yêu cầu về sản xuất bền vững, an toàn thực phẩm.

Những yếu tố toàn cầu tác động đến giá cá da trơn:

(1)   Tình hình thời tiết bất lợi trong vài năm gần đây có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất tại Trung Quốc và Việt Nam. Do hoạt động sản xuất vẫn chủ yếu tập trung tại một số nước châu Á có khí hậu thuận lợi nên biến đổi khí hậu tại khu vực này có ảnh hưởng lớn đến nguồn cung cá da trơn toàn cầu; do đó, gián tiếp ảnh hưởng đến giá cá da trơn;

(2)   Thuế nhập khẩu cao mà Mỹ áp cho mặt hàng cá da trơn dẫn đến việc các nhà cung cấp chuyển hướng sang thị trường EU và tăng nguồn cung cá da trơn phile nhập khẩu trên thị trường này. Luật Farm Bill mới của Mỹ cũng ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu cá da trơn tại nước này và nhiều khả năng cá da trơn từ châu Á sẽ chịu chi phối của hàng loạt các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm ngặt nghèo hơn của USDA. Yếu tố này càng làm tăng nguồn cung cá da trơn cho thị trường EU.

(3)   Sự canh tranh ngày càng mạnh từ các nhà cung cấp Trung Quốc cũng được dự đoán sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực lên giá cá da trơn từ châu Á.

Do tính cạnh tranh về giá ngày càng mạnh, có thể nhiều nhà sản xuất Việt Nam sẽ phải rút khỏi thị trường. Do đó, gần đây VASEP đã thiết lập giá sàn xuất khẩu và các biện pháp kiểm soát giá nhằm đưa giá cá về giá trị thực và đảm bảo lợi nhuận cho cả người nuôi và nhà chế biến.

Mức lợi nhuận biên của các nhà nhập khẩu tại Ba Lan đạt khoảng 5 – 10% và mức lợi nhuận biên cao hơn với các sản phẩm cá da trơn có giá trị gia tăng cao hơn.

Kênh thương mại

Kênh thương mại quan trọng nhất của các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển là các nhà nhập khẩu. Các nhà nhập khẩu cung cấp sản phẩm thuỷ sản cho các nhà bán buôn, bán lẻ ở cả thị trường trong và ngoài nước. Các nhà nhập khẩu cũng tham gia quá trình chế biến.

Do sự phổ biến của cá da trơn trên thị trường Ba Lan nên hầu như mọi nhà nhập khẩu tại nước này đều chấp nhận nhập mặt hàng này. Một số nhà nhập khẩu và bán buôn lớn, nhập khẩu trực tiếp sản phẩm từ các nhà cung cấp tại các nước đang phát triển là: Panga, Morex, Marefoods, BK-Food, Eurofish Poland, và ImpexRyb.

Khu vực bán lẻ của Ba Lan vẫn rất năng động và khá nhỏ lẻ khi so sánh với các nước Tây Âu EU khác. Thị phần của siêu thị và đại siêu thị được dự đoán sẽ tăng từ mức 36% trong năm 2007 lên mức 50% trong những năm tới. Tuy nhiên, những người tiêu dùng Ba Lan vẫn rất trung thành với cửa hàng truyền thống. Năn nhà bán lẻ lớn nhất Ba Lan là Jeronimo Martins Dystrybucja, Carrefour Group, Tesco Polska, Metro Group, và Auchan Group.

Kim Dung AGROINFO

Theo CBI

Bài sau: Thị trường cá da trơn Anh

Bài trước: Thị trường cá da trơn Hà Lan



Báo cáo phân tích thị trường