Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Kim ngạch xuất nhập khẩu cao su năm 2006 tăng cao
15 | 09 | 2007
Theo số liệu sơ kết của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2006 đạt được 39,6 tỷ đô la Mỹ, cao nhất từ trước đến nay, và tăng 22,1 % so với năm 2005.
Cao su từ vị trị thứ 8 trong năm 2005 đã vươn lên hàng thứ 7 trong 8 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD năm 2006 và có mức tăng trưởng cao nhất. Đối với nông sản, cao su tiếp tục duy trì được vị trí thứ hai sau gạo về kim ngạch xuất khẩu.

Dầu thô: 8,32 tỷ USD, tăng 12,9 %

Hàng dệt may: 5,80 tỷ USD, tăng 19,9 %

Giày dép: 3,55 tỷ USD, tăng 16,9 %

Thủy sản: 1,36 tỷ USD, tăng 22,8 %

Sản phẩm gỗ: 1,90 tỷ USD, tăng 21,8 %

Gạo: 1,30 tỷ USD, giảm 7,2 %

Cao su: 1,27 tỷ USD, tăng 58,3 % (697 ngàn tấn)

Cà phê: 1,10 tỷ USD, tăng 49,8 %

Về nhập khẩu, tổng giá trị là 44,4 tỷ USD, tăng hơn năm 2005 là 20,1 %. Các mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất là máy móc, thiết bị (6,55 tỷ USD), xăng dầu (5,84 tỷ USD), vải và nguyên liệu dệt may (4,91 tỷ USD), thép (2,12 tỷ USD).

Riêng cao su, đã nhập 236.000 tấn, trị giá 419 triệu USD, tăng 66,8 % về lượng và 94,4 % về giá trị. Phần lớn cao su nhập này được tái xuất sang Trung Quốc.

Thị trường nhập cao su vào Việt Nam lớn nhất là từ Thái Lan, kế đến là Cambodia và Indonesia. Trong 9 tháng đầu năm, cao su nhập từ Thái Lan là 72.800 tấn, chiếm 24,1 % tổng khối lượng cao su đã nhập, kế đến là Cambodia, 27.900 tấn tương đương 15,4 % và Indonesia, 23.780 tấn, tương đương 13,1 %.

Việt Nam có triển vọng là điểm giao dịch cao su tạm nhập tái xuất năng động trong vòng 5 - 10 năm tới khi diện tích cao su đầu tư tại Lào và Campuchia được thu hoạch.



Hiệp hội cao su Việt Nam
Báo cáo phân tích thị trường