Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Chương trình cam kết lúa gạo ở Thái Lan chỉ có lợi cho Việt Nam
07 | 09 | 2011
Người tiêu dùng Thái có thể phải xếp hàng để mua gạo với giá rẻ hơn được trợ cấp và bán bởi chính phủ, trong khi giá gạo cao sẽ đẩy gạo Thái ra khỏi thị trường thế giới.

Tóm tắt:

- Kế hoạch mua lúa gạo giá cao buộc chính phủ phải xây các kho dự trữ lớn, khiến người dân phải nộp thuế cao.

- Khi chính phủ Thái bán gạo ra thị trường, giá sẽ giảm mạnh, gây tổn thất lớn.

- Giá lúa cao ảnh hưởng người tiêu dùng. Nếu chính phủ trợ cấp, chi phí công sẽ cao lên.

- Giá lúa cao, Thái sẽ bị đánh bật khỏi thị trường, nhường vị trí cho đối thủ là Việt Nam.

Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan (TDRI) nhận định, trong khi người tiêu dùng và người nộp thuế sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách lúa gạo gây tranh cãi của chính phủ Thái, Việt Nam lại được hưởng lợi từ chính sách này.

Trong cuộc họp đầu tuần này, nhà kinh tế hàng đầu Thái Lan, Ammar Siamwalla đã yêu cầu chính phủ trả lời những câu hỏi phức tạp về chương trình cam kết lúa gạo.

Tại cuộc họp, ông Ammar đã phát biểu: “Khi chính phủ lên kế hoạch mua lúa với mức 15.000 Bt/tấn từ nông dân, chính phủ phải xây dựng kho dự trữ lớn vào năm nay – và những năm tiếp theo phải tiếp tục xây dựng các kho dự trữ lớn hơn nữa để duy trì mức giá cao này, và cuối cùng dẫn đến người nộp thuế phải chịu chi phí cao này”.

Khi chính phủ bán gạo dự trữ, giá sẽ giảm trên thị trường toàn cầu, và sẽ gây tổn thất nhiều hơn. Khi đó Thái Lan sẽ rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan, ông nói.

Giá gạo cao sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng và nếu chính phủ trợ cấp cho người tiêu dùng, gánh nặng chi phí công sẽ tăng hơn nữa.

“Người tiêu dùng Thái có thể phải xếp hàng để mua gạo với giá rẻ hơn được trợ cấp và bán bởi chính phủ, trong khi giá gạo tăng cao sẽ gây áp lực đẩy gạo Thái ra khỏi thị trường thế giới. Các đối thủ xuất khẩu gạo của Thái Lan như Việt Nam sẽ được hưởng lợi,” ông cảnh báo.

Ông tỏ ra bi quan về khả năng của chính phủ trong việc tăng giá gạo trên thị trường toàn cầu hoặc giá thị trường sẽ tăng do nhu cầu cao hơn dự kiến.

Phó Thủ tướng Kittiratt na Ranong trong khi đó cho biết, chính phủ có thể yêu cầu nông dân giảm sản xuất lúa gạo để giữ giá cao. Ammar lập luận rằng chính phủ không thể yêu cầu nông dân cắt giảm sản xuất nếu phải đối mặt với lượng dự trữ quá nhiều.

Theo chủ tịch TDRI, Nipon Poapongsakorn, có khoảng 300 – 500 trong số 2.000 nhà máy xay lúa và 10 – 20 nhà xuất khẩu lớn sẽ được hưởng lợi từ chương trình cam kết này. Và chỉ có 500.000 nông dân trong số 4 triệu hộ gia đình được hưởng lợi từ chương trình cam kết gạo. Tổng chi phí trợ cấp gạo từ năm 2005 – 2009 là 141 tỉ Bt.

Ông nói, nông dân sẽ không để ý đến chất lượng vì chính phủ đưa ra mức giá cam kết mà không quan tâm đến chất lượng gạo.

Theo Sumeth Laomoraphorn, giám đốc điều hành của CP Intertrade, người ủng hộ mạnh mẽ chính sách cam kết gạo của chính phủ cho biết, tầm nhìn này là đúng hướng phát triển do dự báo dự trữ gạo của thế giới đang ở mức thấp trong khi giá có xu hướng tăng lên.

Các nhà xuất khẩu gạo lớn như Mỹ, Việt Nam và Pakistan có mức dự trữ thấp, trong khi khối lượng xuất khẩu đang tăng. Kho dự trữ của Thái Lan và Việt Nam ở mức 8 triệu tấn và 2,1 triệu tấn tương ứng. Tuy nhiên, thị phần xuất khẩu của Thái Lan chiếm 30% và Việt Nam là 20% thương mại gạo trung bình toàn cầu (31 – 32 triệu tấn gạo mỗi năm).

Theo Cafef



Báo cáo phân tích thị trường