Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thị trường phân bón trong nước tuần đến ngày 05/09/2011
07 | 09 | 2011
Thị trường phân bón trong nước thời gian qua vẫn giữ được đà tăng khá ổn định. Mặc dù nhu cầu trong nước hiện đang ở mức thấp nhưng giá các loại phân bón vẫn tiếp tục có chiều hướng tăng do khan hàng và nhu cầu xuất khẩu đang tăng khá mạnh. Giá phân bón tại một số vùng cụ thể như sau :

Tại Thái Bình : lúa đã đứng cái và làm đòng nhu cầu sử dụng trong tỉnh rất ít, lượng phân bón còn tồn trên thị trường Thái Bình chủ yếu là Lân và NPK tương đối dồi dào.  Giá Kaly liên tục tăng khá nhiều, giá một số mặt hàng cụ thể như sau :

-          Kaly : 11.200 đ/Kg

-          Urea Trung Quốc : 9.800 đ/Kg

-     Lân Lâm Thao : 2.750 đ/Kg

-     NPK Lâm Thao : 3.800 đ/Kg

-     NPK (5-12-3) Văn Điển, Ninh Bình : 3.550 đ/Kg

-     Lân Lào Cai : 2.770 đ/Kg

-     Lân Ninh Bình : 2.400 đ/Kg

Tại Hải Phòng : Hiện nay tại miền Bắc đã kết thúc thời kỳ bón thúc của vụ lúa Hè Thu nên   nhu cầu về phân bón  hầu như không còn, tuy nhiên nhu cầu  phân bón phục vụ cho việc xuất khẩu là rất lớn cho nên giá của mặt hàng này vẫn có xu hướng tăng lên đặc biệt là Urea Trung Quốc. Do đó trong thời gian tới giá phân bón vẫn có xu hướng tăng, nhu cầu mua hàng chủ yếu để phục vụ cho việc xuất khẩu và cung cấp cho thị trường miền Nam.

Lượng hàng tồn kho tại khu vực Hải Phòng:

-          Urea                :   8.000 tấn

-          Kali                :   7.000 tấn

 Giá tham khảo của một số mặt hàng:

-          Phân Urea:

+ Trung Quốc       : 10.000 ÷ 10.100đ/kg

+ Trung Đông                       : 10.100 ÷ 10.200đ/kg

+ CIS                                      : 10.100 ÷ 10.200đ/kg

+ Phú Mỹ                               : 10.800 ÷ 10.900đ/kg

-          Phân Kali

+ CIS                                      : 11.200 ÷ 11.300đ/kg

+ Israel                   : 11.100 ÷ 11.200đ/kg

Tại Đà Nẵng : Lượng hàng tiêu thụ khá ổn định, giá các loại phân bón đều giữ được đà tăng so với thời điểm tháng 8. Nhiều loại phân bón khan hàng khiến giá liên tục tăng cao. Giá một số loại phân bón cụ thể như sau :

-          Mặt hàng : NPK Phi 11.100;

-          Kaly  Nga  11250-11350;

-          Urea Phú mỹ : 11300-11400;

-           Urea TQ tiếng Anh  11000;

Tại Quy Nhơn: Nhu cầu về các loại phân bón không nhiều do thời điểm này đã hết vụ. Tuy nhiên do ảnh hưởng của thị trường phân bón chung nên giá cả các loại hàng phân bón đều tăng. Giá của một số hàng phân bón tại Quy Nhơn như sau:

- Urea TQ :     10.800 đ/kg

- Urea Indonesia: 10.900 đ/kg

- Kali CIS mịn :   11.300 đ/kg

- Kali CIS mảnh :  12.500 đ/kg

- SA Nhật ;  5.800dd/kg

- NPK Phi : 11.250 đ/kg

Tại TPHCM : Thị trường cuối tháng 8, vẫn giữ đà tăng giá của nủa đầu tháng thị trường diễn ra ổn định. Cùng với tỷ giá USD là sự khan hiếm hàng từ các cửa khẩu Trung quốc đã góp phần giữ vững thị trường trong nước ở mức cao.

 Cụ thể giá cả các mặt hàng phân bón tại thành phố Hồ Chí Minh như sau:

- Kali C.I.S bột :         11.600 đ/kg

- Kali C.I.S Mảnh:      12.800 đ/kg

Kali Canada và isarel cũng có giá tương ứng

- UREA Phú mỹ:         11.800đ/kg

- UREA TQ chữ tàu:   11.300đ/kg

- UREA TQ hạt đục:    11.300đ/kg

- D.A.P TQ nâu:       15.100đ/kg

- D.A.P Phi :              16.700đ/kg

- S.A Nhật trắng:        6.000 đ/kg

- S.A korea:                6.100 đ/kg

- S.A Đ.Loan Trắng hạt lớn: 6.300đ/kg

Các loại hàng hóa hiện nay nhập về ít, hàng tồn kho không còn nhiều. Tuy nhiên hiện nay chủ yếu là các thương lái mua dựa chờ thời gian tới mới bán ra. Vì thế nhiều khả năng thị trường ổn định với mức giá như hiện nay.

Giá các loại phân bón trên thị trường trong nước thời gian vừa qua liên tục có những biến động tăng do tác động của thị trường thế giới. Tỷ giá ngoại tệ biến động cộng với sự khan hàng tại cửa khẩu Trung Quốc do việc cấm biên cũng là một trong những yếu tố mang lại sức tăng cho thị trường. Thời gian tới giá các loại phân bón nhiều khả năng sẽ giữ ở mức ổn định và tăng nhẹ do thị trường thế giới hiện vẫn chưa có những thay đổi đột biến về giá .

Theo Apromaco

 



Báo cáo phân tích thị trường