Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giá thực phẩm tăng thách thức chính trị gia toàn cầu kiềm chế lạm phát
09 | 09 | 2011
Giá thực phẩm tăng có thể gây áp lực mạnh lên lạm phát toàn cầu, đặt giới làm chính sách toàn cầu vào tình thế khó khăn, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc.

Tầng lớp trung lưu ngày càng lớn, đang góp phần làm tăng nhu cầu thực phẩm giàu protein nhanh chóng, đồng thời đẩy giá thực phẩm lên cao.

Theo các chuyên gia, các ngân hàng trung ương nên lưu tâm đến vấn đề lạm phát giá thực phẩm. Lạm phát giá thực phẩm có thể ảnh hưởng mạnh đến nhân công tại Trung Quốc. Tuy vậy, ECB lại cho rằng lạm phát có thể giảm trong tương lai.

Trung Quốc đang trong tình thoái lưỡng nan khi đối mật với vấn đề lạm phát. Việc tăng lãi suất quá thường xuyên có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và lực lượng lao động phục vụ trong các ngành xuất khẩu; do đó, có thể đẩy tình trạng thất nghiệp lên cao, gia tăng áp lực xảy ra bất ổn xã hội.

Vấn đề lạm phát tiếp tục là mối quan ngại chính của các ngân hàng trung ương tại châu Á; trong khi đó, giới lãnh đạo phương Tây lại đang phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng giảm dần. Trong tháng 7, lạm phát tại Trung Quốc đã leo lên mức cao nhất trong vòng 3 năm, ở mức 6,5%. Giới lãnh đạo nước này đang đặt mục tiêu kinh tế hàng đầu là ổn định giá cả.

Dự đoán lạm phát

Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại đang làm chậm lại đà tăng giá năng lượng và các hàng hóa khác. Nhờ đó, lạm phát toàn cầu dự đoán sẽ chỉ tăng vừa phải ở mức trung bình hàng năm trên 3% đến cuối năm 2011, thấp hơn so vứi mức dự đoán 3,7% trước đó.

Theo tính toán của FAO, chỉ số giá thực phẩm toàn cầu đã giảm 2,8% so với mức kỷ lục trong tháng 2 nhưng vẫn cao hơn 21% trong cùng kỳ năm ngoái. Đậu tương, loại ngũ cốc có sản lượng lớn thứ 2 tại Mỹ sau ngô, đang được giao dịch ở mức giá cao, gần chạm mốc kỷ lục trong năm 2008.

Theo ông Cohen, nhà chiến lược đầu tư cấp cao tại Goldman Sachs, ngay cả khi giá các hàng hóa năng lượng giảm trong những tháng gần đây, giá các hàng hóa khác như đậu tương tiếp tục duy trì ở mức giá cao và ông cho rằng, hiện tượng tăng cơ cấu giá thực phẩm đang bắt đầu nhen nhóm.

Những kịch bản hành động

Chủ tịch FED Ben Bernanke vừa phát đi tín hiệu cho thấy FED có thể tăng thêm các biệt pháp kích tích tiền tệ trong tháng này. Cùng lúc, chủ tịch ECB Jean- Claude Trichet cho biết những mối đe dọa khu vực đồng Euro và áp lực lạm phát đang giảm dần, tạo cơ hội cho giới chức trách lựa chọn các biện pháp tăng cường để giải quyết khủng hoảng nợ. ECB đã thống nhất lãi suất tham chiếu ở mức 1,5%.

Theo Laurence H. Meyer, nguyên Ủy viên của FED, cho rằng mối đe dọa suy thoái ngày càng tăng sẽ đẩy ngân hàng trung ương nước này chuyển từ trọng tâm lạm phát sang tạo môi trường an toàn cho tăng trưởng việc làm. Chính phủ Trung Quốc và Brazil chỉ trích các biện pháp của FED làm yếu đồng USD và làm bùng lên tình trạng lạm phát.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích khác lại cho rằng mặc dù giá thực phẩm sẽ giảm về dài hạn do năng suất tăng nhưng biến động giá vẫn sẽ rất cao.

Bất ổn giá

Theo Lincoln Ellis, giám đốc điều hành tại Linn Group, cho biết giá thực phẩm tiếp tục dao đọng mạnh, một phần do các chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương và lương cho lao động tại các nước đang phát triển tăng.

Theo Bernard Yeung, hiệu trưởng Singapore Business School tại Đại học quốc gia Singapore, Trung Quốc là nước sẽ hấp thụ những áp lực lạm phát, giúp duy trì tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhưng ông cũng ngờ vực về khả năng nước này sẽ tiếp tục đảm nhận vị trí này trong những năm tới.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã tăng lãi suất 5 lần và yêu cầu những người vay tăng tỷ lệ tín dụng tiền 12 lần kể từ đầu năm 2010 để kiềm chế lạm phát.

Hàng hóa giá rẻ

Lạm phát tại Trung Quốc tăng có thể ảnh hưởng đến tiêu chuẩn sống tại Mỹ do nguồn hàng giá rẻ từ Trung Quốc chủ yếu được tiêu thụ bởi người tiêu dùng Mỹ.

Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi khi giá hàng hóa từ Trung Quốc tăng.

Kim dung AGROINFO

Theo Bloomberg


Báo cáo phân tích thị trường