Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Phản ứng của Indonesia trước động thái tăng giá chào bán của Thái Lan
30 | 09 | 2011
Bộ trưởng nông nghiệp Indonesia khẳng định nước này không hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn gạo nhập khẩu từ Thái Lan hay Việt Nam.

Lời bình luận này đưa ra chủ yếu ám chỉ việc Thái Lan hủy hợp đồng xuất khẩu 300 ngàn tấn gạo với giá khoảng 550 USD/tấn cho Indonesia. Đồng thời Indonesia cũng gửi thông điệp đến Việt Nam về khả năng thương lượng về gạo xuất khẩu, trong trường hợp Thái Lan có thể rút khỏi thị trường một thời gian. Giá gạo chào bán từ Việt Nam vững, trong khi Thái Lan hạ giá chào, giúp thu hẹp chênh lệch giá gạo Thái 5% và gạo Việt 5% xuống mức khoảng 30 USD/tấn.

Bộ trưởng Indonesia cũng cho biết nước này nhập khẩu gạo chỉ trong trường hợp khẩn cấp và bổ sung vào nguồn gạo dự trữ của nước này. Gần đây, nông dân Indonesia đã phản đối việc Bulog nhập khẩu thêm gạo vì cho rằng nguồn cung gạo nội địa đã đủ để đảm bảo an ninh nội địa.

Trong khi xem xét khả năng nhập khẩu gạo từ Ấn Độ và Pakistan, Indonesia cũng đánh tiếng cho biết nguồn cung nội địa của nước này tăng lên và chưa chắc chắn về việc sẽ nhập khẩu gạo từ hai nước này. Rõ ràng, Indonesia đang để mở các lựa chọn và sẽ thương lượng chặt chẽ trước khi quyết định ký kết hợp đồng.

Đến năm 2014, Indonesia kỳ vọng sẽ tự cung cấp đủ gạo và đường cho nhu cầu nội địa. Nước này đã từng có đủ khả năng tự cung cấp đủ nhu cầu gạo nội địa vào đầu thập niên 80 trước khi diện tích đất nông nghiệp giảm dần do quá trình phát triển. Tuy vậy, nước này cho biết đến năm 2014, Indonesia sẽ không ngừng nhập khẩu gạo và trở thành nhà nhập khẩu ròng, với mục tiêu thặng dư 10 triệu tấn gạo cho thị trường nội địa. Indonesia là nhà sản xuất gạo lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ, với sản lượng ước đạt 68 triệu tấn trong năm 2011. Nước này có 13 triệu ha trồng lúa với năng suất khoảng 5,1 triệu tấn/ha. Indonesia kỳ vọng có thể tăng năng suất lên 6 – 7 tấn/ha để có thể tự cung cấp gạo cho nhu cầu nội địa.

Kim Dung AGROINFO

Theo Oryza


Báo cáo phân tích thị trường