Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Ngũ cốc thế giới tuần 23-30/9: Biến động trái chiều
30 | 09 | 2011
Thị trường ngũ cốc thế giới tuần qua biến động rất mạnh theo xu hướng chung của thị trường hàng hoá.

Ngô và đậu tương tuần qua giảm mạnh. Riêng lúa mì tăng, còn gạo tăng ở châu Á song lại giảm ở Mỹ.

Lúa mì và ngô đang tiến tới quý tăng giá thứ 3 liên tiếp, bất chấp lo ngại về khủng hoảng nợ ở khu vực đồng euro.

Kết thúc phiên giao dịch 29/9 (rạng sáng 30/9 giờ VN), lúa mì kỳ hạn tháng 12 tại Chicago giá tăng 0,7% - mạnh nhất trong vòng hơn 1 tháng, lên 6,58 ½ USD/bushel, do dự báo số liệu chính phủ sắp công bố sẽ cho thấy diện tích trồng lúa mì Mỹ năm nay giảm sút.

Ngô phiên vừa qua tăng giá 0,4%, còn đậu tương tăng ít hơn.

Trung Quốc, nước tiêu thụ ngô lớn nhất thế giới, cho biết sẽ tập trung vào tăng sản lượng ngô để đáp ứng nhu cầu nội địa đang gia tăng mạnh, và đang thử nghiệm ngô biến đổi gien cũng vì mục đích trên.

Đậu tương hồi phục khỏi mức thấp kỷ lục 10 tháng 12,09 USD/bushel.

Trong khi gạo Mỹ tuần qua giảm giá thì trái lại tại châu Á, giá gạo tăng khá mạnh, khi thời điểm Thái Lan thực hiện chương trình thu mua can thiệp lúa gạo đang tới gần.

Thái Lan đã cam kết hỗ trợ người nông dân bằng việc thu mua lúa với giá 15.000 baht (485 đô la)/tấn bắt đầu từ 7/10 và kéo dài tới 29/2/2012.

Các nhà xuất khẩu tính toán rằng với giá lúa ấy thì giá gạo sẽ lên tới 870 USD/tấn. Triển vọng đó khiến giá lúa gạo tăng trên toàn châu Á và gây lo ngại rằng có thể thổi bùng thêm lạm phát.

Gạo loại xuất khẩu chính của Thái giá chào tăng tới 11% so với một tuần trước đây, bởi các nhà kinh doanh giữ hàng lại, trong khi gạo Việt Nam tăng 3% bởi lượng tồn kho còn ít và chi phí sản xuất gia tăng.

Tại Thái lan, lúc này người có lúa không muốn bán ra vì thời điểm chính phủ thu mua đang tới rất gần. Các nước nhập khẩu cũng dừng mua gạo Thái. Các nhà xuất khẩu Thái đều tin rằng giá gạo của họ sẽ tăng vào tháng tới.

Lũ lụt càng khiến thị trường gạo nóng thêm, bởi ngay cả người tiêu dùng cũng gia tăng mua gạo dự trữ.

Mưa lớn triền miên ở nhiều khu vực của Thái từ giữa tháng 7, trong đó có cả những vùng trồng lúa lớn. Đã có ít nhất 166 người chết do lũ, và nhiều diện tích lúa bị mất trắng.

Nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới này dự kiến sẽ bắt đầu thu hoạch vụ lúa chính từ đầu tháng 10, sớm hơn so với lệ thường, và sản lượng dự báo sẽ tăng lên 24,5 triệu tấn từ mức 24 triệu tấn năm ngoái, nhưng thấp hơn mức 25,1 triệu tấn dự báo ban đầu, do ảnh hưởng bởi mưa lũ.

Tại Việt Nam, giá lúa gạo tiếp tục tăng bởi lũ lụt làm gia tăng chi phí trong khi nhu cầu bốc xếp cao và lượng tồn kho còn ít. Một tuần qua giá đã tăng khoảng 3%. Vụ thu hoạch lúa hè thu, một trong trong hai vụ chính trong năm, đã kết thúc.

Lũ ở ĐBSCL đang lên nhanh, khiến chi phí phơi sấy và vận chuyển gia tăng. Các thương gia dự báo giá sẽ còn tiếp tục tăng hơn nữa trong tuần tới.

Các nhà xuất khẩu Việt Nam hiện đang bốc xếp tổng cộng 500.000 tấn để thực hiện hợp đồng với Malaysia và Indonesia cũng góp phần đẩy giá tăng.

Cơ quan Hậu cần Quốc gia Indonesia (Bulong) đã mua 400.000 tấn gạo 15% tấm của Việt Nam với giá 580 USD/tấn, C&F, theo một hợp đồng chính phủ, kỳ hạn giao tháng 10-12/2011. Bulog dự tính đấu thầu mua thêm ít nhất 100.000 tấn gạo Việt Nam hoặc Thái Lan.

Việc Thái Lan thông báo đã hủy bỏ hợp đồng bán 300.000 tấn gạo cho Indonoesia có thể sẽ buộc Indonesia phải chuyển sang mua bù đắp từ các nguồn cung khác như Ấn Độ, Việt Nam hoặc Pakistan.

Sản lượng lúa Việt Nam năm nay dự kiến đạt kỷ lục 42 triệu tấn, tăng khoảng 5% so với năm ngoái, theo tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đây sẽ là cơ sở để nâng xuất khẩu lên 7 triệu tấn gạo.

Tính tới nay, các nhà xuất khẩu Việt Nam đã ký hợp đồng hơn 6,8 triệu tấn, trong đó khoảng 6 triệu tấn đã xuất đi.

Dự báo tuần tới giá gạo sẽ còn tiếp tục tăng, nhưng xu hướng giá sau thời điểm ngày 7-10 (bắt đầu chương trình can thiệp của Thái) rất khó đoán. Thị trường thế giới từ nay đã có thêm nguồn cung từ Ấn Độ, trong khi nhu cầu của các nước nhập khẩu cho năm 2011 đã tương đối ổn.

 Giá ngũ cốc tuần qua

Hàng hoá

ĐVT

30/9

29/9

23/9

+/- (theo năm)

Lúa mì Paris

Euro/tấn

 

189,25

189,50

 

Lúa mì London

USD/tấn

 

 156,00

 155,50

 

Ngô Paris

Euro/tấn

 

193,00

196,00

 

Hạt cải Paris

Euro/tấn

 

 432,50

34,00

 

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

 658,50

 641,00

 638,00

+3,09%

Ngô CBOT

cent/bushel

635,25

627,50

643,75

+0,71%

Đậu tương CBOT

cent/bushel

1230,75

 1219,25

1263,00  

+0,59%

Gạo Thái 100%B

USD/tấn

620-660

 

595

 

Gạo VN 5% tấm

USD/tấn

560-570

 

545-550

 

Gạo VN25% tấm

USD/tấn

510-515

 

500

 

Gạo CBOT

USD/100 lb

16,05

 16,32

 16,65

-1,41%

Dầu thô New York

USSD/thùng

83,16

 81,27

 78,51

-1,53%

Euro/dlr

 

 1,359

 1,36

 1,34

+0,01%

Theo Vinanet



Báo cáo phân tích thị trường