Một thời đã qua
Tiếp tục đề tài này từ Festival lần thứ nhất, nhiều ý kiến đặt vấn đề đâu là triển vọng lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới? Định vị gạo Việt nam theo phân khúc nào? Đầu năm 2011 người ta chứng kiến khủng hoảng lương thực. Giá lương thực đến đỉnh điểm như năm 2008. GSTS Bùi Chí Bửu, phó giám đốc viện Khoa học Việt Nam, viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam nhận định: Trong năm 2011 thị trường gạo thế giới được dự đoán sẽ đạt 31,4 triệu tấn, thấp hơn so năm 2010. Một kỷ nguyên lương thực giá rẻ đã đến tận đường hầm”.
Ông Huỳnh Minh Huệ, tổng thư ký VFA, đồng ý nhận định này, bổ sung: “ kết quả xuất khẩu gạo trong 5 năm qua (2006-2010) , đặc biệt trong 10 tháng đầu năm 2011 giá xuất khẩu bình quân tăng 23,91% so cùng kỳ năm 2010. Gạo chất lượng trung bình tăng 164,25% do Indonesia nhập khẩu trở lại. Gạo thơm xuất khẩu tăng vượt mức 109% so cùng kỳ năm ngoái là do chất lượng ổn định, diện tích sản xuất gia tăng".
Theo ông Huệ, sản lượng xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm đạt 700.000 tấn/tháng, tổng sản lượng xuất khẩu cả nước sẽ đạt 7 triệu tấn/năm. Năm 2012, cán cân cung - cầu gạo toàn cầu có tính đặc thù, lũ lụt ở Thái Lan sẽ làm cho giá gạo tăng
Chính sách giá mới
Phó chủ tịch Rice Trader, tổ chức thương mại gạo Singapore, cho rằng: Việt Nam cần xác định thị trường và đích đến chủ yếu, thị phần trọng điểm, đối thủ cạnh tranh là ai, ở đâu? Các nhà xuất khẩu cần nhận diện thách thức: Giá cả và sự sẳn sàng nguồn hàng; chất lượng? Cơ hội và thách thức từ những nước xuất khẩu gạo và thị trường nhập khẩu gạo trên thế giới?
Ông V. Subramanian dẫn chứng: Thái Lan từ thị trường gạo qua sơ chế, đã khẳng định vị thế gạo Jasmine, gạo nếp và gạo trắng đứng đầu thị trường. Ấn Độ, Pakistan gần đây trở lại thị trường, đặc biệt là gạo qua sơ chế, gạo 5% hạn chế, gạo 25% dư thừa. Họ hạn chế ở mặt hàng tấm giá rẻ. Mỹ và Brasil ít cạnh tranh với gạo Việt Nam hơn. Thái Lan bị hạn chế do lũ lụt, bán giá cao hơn; Pakistan có khả năng cạnh tranh và lắp đầy các khoảng trống, có thể thêm các loại gạo cao cấp hơn, giống như Ấn Độ và rẻ hơn Việt Nam, Thái Lan.
Myanma có khả năng đánh lại mặt hàng gạo 25% tấm tại thị trường Tây Phi…Cuối cùng dù muốn hay không, châu Á vẫn là thị trường quan trọng đối với Việt Nam - cả gạo cao cấp, gạo thơm, gạo nếp. Đặc biệt gần đây giá gạo thơm của Thái Lan và ViệtNam cùng tăng, chính sách giá gạo của Việt Nam lưng chừng giữa Thái Lan và Ấn Độ.
Hạt gạo Việt Nam, nếu giữ vững chất lượng, đảm bảo uy tín trên thị trường, nhắm vào các nước có thu nhập đang tăng lên, giảm và bỏ hẳn cách phối trộn gạo và tiếp tục đầu tư nghiên cứu giống lúa ngon cơm, giảm sử dụng phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật và đừng để những cơ hội vuột mất do chinh sách quá tham lam, ông Lam Sai Ho khuyên.
TS Võ Hùng Dũng, giám đốc VCCI chi nhánh Cần Thơ cho rằng những điều này cần được xác định trong chiến lược quốc gia về sản xuất và xuất khẩu; Phải xây dựng hình ảnh tích cực về lúa gạo Việt Nam.
Theo SGTT