Trong quá khứ, Vinacas đã từng thành công vượt qua nhiều khó khăn trong tình trạng ảm đạm tương tự như hiện tại bằng cách thay đổi mức giá sàn cố định (đề xuất). Tuy nhiên lạ ở chỗ đối lập với vị trí của một Hiệp hội ngành hàng quốc gia, mức giá này chỉ được “đề xuất ứng dụng” chứ không được coi như một “lệnh thực thi bắt buộc” đối với các thành viên trong Hiệp hội.
Trong khi ngành điều Việt Nam đang thực sự cần một “lệnh thực thi bắt buộc” như vậy để điều tiết trở lại. Vinacas có thể góp phần kiểm soát ngành hàng này bằng việc đưa ra mức giá sàn cố định, ít nhất là cho chủng loại W320. Sau đó, nếu các doanh nghiệp vẫn không tăng được giá trị xuất khẩu, thì cả ngành điều chỉ cần ngừng sản xuất trong một tuần cũng có thể tạo ra sự thiếu hụt nguồn cung đủ để phục hồi giá. Thiếu hụt nguồn cung trong thời kỳ nhu cầu đang tăng cao cũng không hẳn bị coi là tác động cố ý từ những “bàn tay hữu hình”. Tuy nhiên, điều kiện sống còn đối với ngành điều là vấn đề chất lượng sản phẩm – nguyên nhân thực tế ẩn phía sau tình trạng xuất khẩu u ám hiện nay.
Khoảng thời gian 3-4 tháng sắp tới dự báo sẽ không có nhiều cạnh tranh trên thị trường nhập khẩu điều Ấn Độ vì giá nội địa tại Ấn Độ đang cao hơn 18-20% so với giá tại các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù nhu cầu nội địa cao nhưng không nhiều khả năng Ấn Độ sẽ tăng lượng nhập khẩu do lo ngại chất lượng hàng nhập khẩu.
Nguồn dịch: Hiệp hội Điều thế giới
Bộ môn Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách