Hiệp hội những người trồng chè miền Nam Ấn Độ (UPASI) và Hiệp hội marketing chè Trung Quốc (CTMA) đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) liên quan đến vấn đề này vào ngày 22/9. Tổ chức bền vững toàn cầu Solidaridad Network – được hỗ trợ bởi các chính phủ Hà Lan, Na Uy, Thụy Sĩ, Ireland, và các đối tác như IFC – sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để thực hiện MoU trên.
Theo Nico Roozen, giám đốc điều hành Solidaridad, cho biết người tiêu dùng phương Tây trả cho 1l coke gấp 32 lần so với 1l chè. Những gói chè hoặc chè đóng chai giá rẻ tại các thị trường phương Tây có thể có bao gói bền vững nhưng họ không hỗ trợ những nhà sản xuất chè tiếp tục cải thiện tình hình sản xuất. “Giống như ngành cà phê, chúng ta cần tiến tới thị trường phân biệt giá dựa vào nguồn gốc và chất lượng.”
Theo chủ tịch UPASI N Dharamaraj, biên bản ghi nhớ trên là bước đầu tiên tiến tới hợp tác khu vực giữa Ấn Độ và Trung Quốc, là hai nước sản xuất và tiêu thụ chè lớn nhất thế giới. Cả hai bên sẽ hỗ trợ nhau trong đổi mới công nghệ, nhằm mục tiêu mở rộng thị trường toàn cầu cho chè chất lượng cao.
Theo Business Standard