Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Vì sao cá của Trung Quốc biến mất?
03 | 12 | 2016
Dường như có điều gì đó sai sai đang xảy ra: Mặt hàng cá tươi biến mất khỏi nhiều siêu thị lớn nhất của Bắc Kinh trong tuần qua, như thể chúng được triệu tập tới một hành tinh khác. Các phương tiện truyền thông đồng loạt nhấn chuông báo động và đồn đoán. Beijing News đặt bức ảnh đại dương trống trơn và một ngư dân thất nghiệp ngay trên trang đầu.

Sự thật hóa ra lại là điều tự nhiên và quen thuộc hơn nhiều. Theo truyền thông chính phủ, một người nào đó đã rỉ tai các siêu thị về một đợt kiểm tra sức khỏe bất thường. Để tránh rủi ro, các siêu thị – bao gồm Wal-Mart và Carrefour, đã đồng loạt rút mặt hàng này ra khỏi kệ. Cho tới nay, ít nhất không ai biết nơi lượng cá này được tẩu tán.

Sự kiện này cho thấy một số vấn đề đã tồn tại dai dẳng. Một là có lượng lớn thực phẩm sản xuất tại Trung Quốc có quy mô nhỏ và không thể truy xuất. Niên giám chính phủ 2006 cho thấy Trung Quốc có hơn 200 triệu người sản xuất nông nghiệp. Từ đó đến nay, ngành nông nghiệp Trung Quốc đã diễn ra hợp nhất nhưng vẫn không đủ lớn. Theo truyền thông chính thống, phần lớn nguồn cung cá nước ngọt của Bắc Kinh đến từ hàng ngàn trại nuôi độc lập tại các tỉnh lân cận, một số cách thành phố 1 – 2 giờ di chuyển.

Giám sát hàng triệu hộ sản xuất nhỏ gần như là nhiệm vụ bất khả thi và nông dân biết điều này. Theo Beijing News, phóng viên của họ đã tới thăm các trại cá gần thành phố nhưng lờ đi các quy định pháp luật, bao gồm đăng ký hoạt động và ghi chép lượng vật tư nông nghiệp sử dụng trong các hồ nuôi.

Tình trạng này lại càng tồi tệ bởi hệ thống quản lý rải rác của Trung Quốc. Chính quyền trung ương có khuynh hướng trao quyền quy định và quản lý nguồn cung thực phẩm cho các nhà chức trách địa phương. Những nhà chức trách này lại thường có ít nguồn lực tài chính hoặc động lực để triển khai các đợt kiểm tra và không hợp tác với các cơ quan tương ứng tại các thành phố và tỉnh khác. Trong khi các nhà chức trách ngành nông nghiệp chỉ giám sát phân khúc sản xuất, các cơ quan chức trách thực phẩm và thuốc chỉ quản lý phân khúc thị trường. Phân mảng quản lý này dẫn tới một cơ quan chức năng không thể vượt quyền hạn và truy xuất cá từ sản xuất trong các hồ nuôi vi phạm tới Wal-mart tại Bắc Kinh. Các siêu thị thường không thể kiểm soát những gì họ mua, cũng như người tiêu dùng của họ.

Vấn đề cuối cùng là tình trạng tham nhũng nghiêm trọng. Mặc dù chủ tịch Tập Cận Bình đã triệt phá nhiều hành vi tham nhũng của các lãnh đạo cấp cao, điểm số của Trung Quốc trong chỉ số tham nhũng thuộc báo cáo minh bạch quốc tế vẫn ngày càng tồi tệ kể từ khi ông lên nắm quyền. Các nhà chức trách quản lý ATTP làm ngơ khi các hồ nuôi bị ô nhiễm, hoặc bắn tin ra thị trường rằng một cuộc kiểm tra sắp diễn ra, là những đặc trưng rất quen thuộc với hầu hết người Trung Quốc.

Tất cả những vấn đề này không chỉ diễn ra trong chuỗi cung ứng cá. Trung Quốc đã liên tục gặp những scandal ATTP trong hơn 1 thập kỷ qua và khảo sát cho thấy niềm tin người tiêu dùng đang xuống dốc nghiêm trọng. Năm 2015, 77% người trả lời trong 1 khảo sát đưa ATTP là quan tâm hàng đầu của họ.

Giải quyết những vấn đề này sẽ đòi hỏi nhiều hơn những liệu pháp hành chính, như tăng báo cáo hay phạt nặng hơn. Trung Quốc cần cải cách đất nông nghiệp, cho phép các nông dân sản xuất nhỏ dễ dàng thuê hoặc bán tài sản xuat họ. Những nhà sản xuất lớn hơn, hợp nhất cao có thể dễ dàng quản lý và thường sản xuất thực phẩm an toàn hơn. Các nhà chức trách cần hợp tác với nhau nhiều hơn và có nguồn lực tài chính ạnh hơn. Cuối cùng, chính phủ nên khuyến khích và bảo vệ những nhà báo phanh phui các vụ tham nhũng nhỏ trong những vấn đề này.

Các chính phủ trước có thể được thông cảm khi làm ngơ những vấn đề này. Nhưng chính phủ hiện tại, được coi là có quyền lực nhất, có thể không thể làm tương tự – đặc biệt nếu cá thực sự biết mất.

Theo Bloomberg



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường