Ông Singh đã đưa ra thông báo này tại World Fisheries Day được tổ chức bởi Cục Chăn nuôi, Sữa và Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phúc lợi nông dân tại New Delhi. Ông cũng cho biết thêm sản lượng thủy sản nuôi trồng chiếm 4,21 triệu tấn, đưa Ấn Độ trở thành nước nuôi trồng thủy sản lớn thứ 2 và đóng góp khoảng 6,3% sản lượng thủy sản nuôi trồng toàn cầu.
Dữ liệu chính thức cũng cho thấy xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ đạt tốc độ trung bình hàng năm 14,8% so với tăng trưởng sản lượng thủy sản toàn cầu đạt trung bình hàng năm 7,5%. CÁc con số này cho thấy Ấn Độ đang trên đường trở thành nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Cuộc cách mạng Xanh của chính phủ Ấn Đọ đặt mục tiêu tăng sản xuất thủy sản với tốc độ hàng năm 8% để đạt 15 triệu tấn đến năm 2020.
Nhờ tăng sản xuất thủy sản, ông Singh chỉ ra 3 lợi ích chsinh: tăng thu nhập của nông dân, thúc đẩy tăng xuất khẩu và GDP, đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng quốc gia. Theo ông, Ấn Độ hiện là nước sản xuất thủy sản lớn thứ 2 thế giới sau trung Quốc và ngành này đang tạo ra nhiều công ăn việc làm nhất trong nền kinh tế Ấn Độ: khoảng 15 triệu lao động đang làm việc trong ngành này. Hơn nữa, ông Singh cũng nhấn mạnh rằng Ấn Độ đứng đầu thế giới về sản lượng tôm khai thác và hiện vẫn là nhà xuất khẩu lớn các loại thủy sản giáp xác.
Tại Ấn Độ, diện tích nuôi thủy sản đã tăng khoảng 26.869ha trong 2 năm qua, mang lại lợi ích cho 63.372 người sản xuất.
Theo FIS