Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Rabobank: Cá hồi, tôm tiếp tục là động lực tăng trưởng nguồn cung thủy sản năm 2018
04 | 12 | 2017
Nguồn cung thủy sản được dự báo tiếp tục tăng trong năm 2018, bất chấp tốc độ tăng trưởng đang giảm dần, theo nhận định của Rabobank trong báo cáo mới nhất về các thị trường protein toàn cầu.

Rabobank ước tính tăng trưởng thủy sản toàn cầu trong năm 2017 và 2018 trong khoảng 3 – 4% về lượng. Bất chấp tăng trưởng tốt, các rủi ro dai dẳng – như vấn đề dịch bệnh, các chính sách thương mại và các vấn đề thời tiết – vẫn tiếp diễn, đặc biệt là tại châu Á, vốn là khu vực sản xuất thủy sản nuôi quan trọng nhất nhất thế giới.

Rabobank dự báo tăng trưởng sản xuất chậm lại hoặc thậm chí đi ngang tại Trung Quốc – nước sản xuất thủy sản nuôi trồng thủy sản lớn nhất thế giới – nhưng được bù đắp bởi tăng trưởng sản xuất tại khu vực khác, đặc biệt là Đông Nam Á, Nam Mỹ và châu Phi. Ấn Độ là một điển hình về ngành thủy sản nuôi định hướng xuất khẩu đang tăng trưởng nhanh và có kết quả hoạt động tốt trong năm 2017.

Trong khi đó, sản lượng khai thác thủy sản được dự báo trải qua năm 2018 với sự phục hồi nhẹ do El Nino giảm hoạt động, Rabobank phân tích. Ngành khai thác thủy sản khá ổn định về sản lượng toàn cầu, do ngành thủy sản khai thác ngày càng được quản lý tốt hơn. Năm 2017, sản lượng thủy sản khai thác phục hồi 1 – 2% và sẽ duy trì mức tăng trưởng này trong năm 2018. Phục hồi khai thác thủy sản sẽ diễn ra ít nhất trong nửa đầu năm 2018.

Thị trường cá hồi tiếp tục phục hồi

Sau khi suy yếu mạnh trong năm 2016, các nhà sản xuất cá hồi lớn trên thế giới là Na Uy và Chile phục hồi mạnh trong năm 2017, mặc dù mức tăng trưởng này sẽ không duy trì sang năm 2018, Rabobank nhận định.

Trong năm 2017, cả Chile và Na Uy đều có hoạt động thuận lợi, với tăng trưởng thậm chí bù đắp được suy giảm kỷ luc do tảo nở hoa tại Chile và dịch rận biển trong năm 2016. “Chúng tôi dự báo tăng trưởng nguồn cung cá hồi năm 2017 khoảng 5%, với tăng trưởng năm 2018 được dự báo tăng cao hơn mức này. Quý 4/2017 và nửa đầu năm 2018 sẽ chứng kiện tăng trưởng nguồn cung mạnh mẽ, nhưng tình hình này sẽ không được duy trì. Trong một số tháng có thể đạt mức tăng trưởng 2 con số. Tuy nhiên, các rào cản pháp lý (đặc biệt là tại Chile) sẽ gây ra suy giảm nguồn cung so với nhu cầu dài hạn trong nửa cuối năm 2018”.

Nửa đầu năm 2017, giá cá hồi tăng cao kỷ lục trên toàn cầu, với giá cá hồi tại Na Uy phá vỡ mốc 70 NOK/kg nhưng đến cuối mùa hè, giá đã quay trở lại dưới mức giá năm 2016, cho thấy chu kỳ tăng giá đã qua, theo Rabobank phân tích. “Chúng tôi dự báo giá cá hồi sẽ giảm trong năm 2018. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đứng về khả năng giá tăng trong dài hạn do các yếu tố môi trường kìm hãm nguồn cung trong khi nhu cầu toàn cầu vẫn ở mức cao. Nếu có một sự điều chỉnh giá, diễn biến này có thể sẽ diễn ra vào cuối mùa hè năm 2018 và chỉ trong thời gian ngắn. Chúng tôi dự báo giá cá hồi dao động trong khoảng 50 – 65 NOK/kg trong năm 2018 và duy trì biến động khó lượng như trong những năm gần đây”.

Ngành tôm toàn cầu tiếp tục tăng trưởng

Rabobank dự báo tăng trưởng nguồn cung tôm như diễn ra trong năm 2017 sẽ tiếp diễn do hàng loạt các nước sản xuất như Ấn Độ và Ecuador tiếp tục mở rộng sản xuất nhờ các dịch bệnh EMS và EHP vẫn năm trong tầm kiểm soát.

Ngành tôm lấy lại được tăng trưởng nhẹ trong năm 2017, với sản xuất tôm tại Ấn Độ và Ecuador là các động lực chính. Trung Quốc và Thái Lan không phục hồi mạnh như dự báo trong năm 2017, do dịch bệnh EHP tại các nước này lại nổi lên với mức nguy hiểm ngang bằng, thậm chí lớn hơn dịch bệnh EMS.

Nguồn: FAO, Urner Barry, Rabobank 2017

“Chúng tôi dự báo động lực tăng trưởng nguồn cung tốt sẽ tiếp diễn tại Ấn Độ và Ecuador trong năm 2018 cùng với kỳ vọng diễn biến tương tự tại Indonesia, là các động lực tăng trưởng mạnh”, Rabobank viết.

Tăng trưởng nguồn cung năm 2017 tương xứng với tăng trưởng nhu cầu, dẫn tới giá tôm năm 2017 ổn định và chỉ cao hơn một chút so với mức giá tôm trung bình dài hạn. Diễn biến này xảy ra vào thời điểm hàng loạt các sản phẩm thịt và thủy sản cao cấp đạt hoặc gần đạt mức giá cao kỷ lục. “Chúng tôi tin rằng diễn biến này sẽ khích lệ nhu cầu tôm, và với mức giá hiện tại, chúng tôi dự báo nhu cầu đối với tôm trong năm 2018 sẽ ở mức cao. Nếu dự báo nguồn cung tăng trở thành hiện thực, ngành tôm năm 2018 sẽ có một năm thuận lợi, với giá cao và biến động giá không quá mạnh”.

Theo Undercurrent News (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường