Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Ấn Độ hủy tiền mệnh giá lớn khiến các nhà xuất khẩu thủy sản lo sợ bị hủy đơn hàng
16 | 11 | 2016
Các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ đang lo ngại khả năng khủng hoảng kéo dài sau khi chính phủ nước này quyết định hủy lưu thông tiền mệnh giá lớn, dẫn đến đơn hàng bị hủy tăng lên.

Động thái gây bất ngờ mới đây của chính phủ Ấn Độ là hủy lưu thống các đồng tiền mệnh giá lớn 500 Rupee và 1.000 Rupee khiến các nhà xuất khẩu sản phẩm dễ hư hỏng quan ngại sâu sắc. Các nhà xuất khẩu gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu thô để giao hàng xuất khẩu đúng hạn.

“Các nhà xuất khẩu không thể giao hàng đúng hạn do họ cạn tiện mặt để trang trải cho chi phí vận chuyển đường bộ bằng xe tải các lô hàng tới cảng. Chi phí cá nhân cho tài xế, chi phí nhiên liệu, chi phí cầu đường, chi phí dỡ hàng và bốc hàng, đều cần tiền mặt. Trong một ngày hoạt động, chi phí tiền mặt có thể lên tới 100.000 – 200.000 Rupee”, theo Ramesh Mohapatra,  chủ tịch Magnum Seafood kiêm chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Utkal cho biết.

“Động thái vừa qua của chính phủ sẽ có tác động lên xuất khẩu theo hướng làm chậm trễ giao hàng. Nếu chúng ta không giao hàng đúng hẹn cho khách hàng, các đơn hàng có thể bị hủy”, ông cho biết thêm.

Xuất khẩu thủy sản Ấn Độ ước đạt khoảng 4,7 tỷ USD trong năm 2016, với Mỹ và các nước Đông Nam Á là các thị trường chính. Tôm đông lạnh là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất, theo sau là cá đông lạnh. Động thái của chính phủ về hạn chế rút tiền và giao dịch tiền mặt cũng sẽ làm chậm thanh toán lương cho người lao động nên các doanh nghiệp Ấn Độ quyết định sẽ thanh toán bằng séc cho đối tác cũng như người lao động.

Theo Business Standard



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường