Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
El Nino gây khó khăn cho khai thác cá trống (anchovy) tại Nam Mỹ
08 | 11 | 2016
El Nino trong nửa đầu năm 2016 đang gây ra nhiều vấn đề khó khăn cho khai thác cá trống tại Nam Mỹ. Theo công ty khai thác thủy sản Pesquera Camanchaca, sản lượng cá trống khai thác tại Nam Mỹ trong quý 1/2016 giảm 94% so với cùng kỳ năm ngoái và cỡ cá cũng nhỏ hơn

El Nino cũng gây tác động tiêu cực lên ngành khai thác thủy sản của Ấn Độ. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu thủy sản trung ương Ấn Độ (CMFRI), sản lượng thruy sản cập cảng bang miền Nam Kerala giảm 16% trong năm 2015, sản lượng cá sardine giảm 60% do El Nino, khai thác quá mức và tình trạng đánh bắt cá nhỏ.

Tại Mỹ, chính phủ đã cấm tất cả hoạt động khai thác cá sardine ở bờ biển phía Tây trong một nỗ lực bảo vệ loại động vật này. Kể từ năm 2007, nguồn lợi cá sardine đã giảm đến 90% và cần phải được bảo vệ để phục hồi.

Thương mại

Xuất khẩu các loại cá biển nhỏ của Na Uy tăng mạnh trong quý 1/2016. Tổng xuất khẩu cá thu đông lạnh nguyên con tăng từ 48.700 trong quý 1/2015 lên 69.100 tấn trong quý 1/2016, tương đương tăng 41,9%. Xuất khẩu cá trích đông lạnh nguyên con tăng 54,1% lên 41.600 tấn.

Nigeria là thị trường lớn nhất cho xuất khẩu cá thu Na Uy, chiếm 11,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các thị trường xuất khẩu quan trọng khác là Nhật Bản, Ghana và Trung Quốc. Về cá trích, thị trường nhập khẩu cá trích Na Uy lớn nhất là Ukraine (36,3%), Ai Cập (26,7%) và Lithunia (12%).

Xuất khẩu cá trích đông lạnh của Hà Lan tăng nhẹ trong quý 1/2016 từ 34.000 tấn lên 35.000 tấn, tương đương tăng 2,9%. Xuất khẩu tăng sang Ai Cập (+14,7%), Nigeria (+54,3%), nhưng giảm tại Trung Quốc (-23,9%).

Trung Quốc từ lâu đã được định vị là trung tâm gia công chế biến một lượng cá biển cỡ nhỏ, bao gồm cá trích. Trong quý 1/2016, xuất khẩu cá trích đông lạnh của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng, dù thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng năm 2015. Trong quý 1/2015, xuất khẩu cá trích của Trung Quốc tăng gần 64%, so với mức tăng trưởng chỉ 2,4% trong quý 1/2016. Dù vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu cá trích đông lạnh của Trung Quốc trong quý 1/2016 vẫn đạt mức cao ấn tượng 55.000 tấn. Các thị trường chính là Philippines, Ai Cập và Việt Nam.

Nhập khẩu cá biển nhỏ của Đức tăng từ 4.000 tấn trong quý 1/2015 lên 5.500 tấn trong quý 1/2016, tương đương mức tăng 37,5%. Nhà cung cấp chính là Faroe Islands, chiếm khoảng 64% tổng kim ngạch nhập khẩu cá thu đông lạnh của Đức. Đức cũng tăng mạnh nhập khẩu cá trích phile đông lạnh, từ 3.900 tấn trong quý 1/2015 lên 5.000 tấn trong quý 1/2016. Nhà cung cấp chính là Na Uy với thị phần 54%.

Nhập khẩu cá trích tươi và đông lạnh của Nhật Bản đã nằm trong khuynh hướng giảm từ năm 2014 nhưng tăng nhẹ trong quý 1/2016, với lượng nhập khẩu đạt 3.700 tấn, tăng 15% so với 3.200 tấn trong quý 1/2015. Nga cung cấp 73% cá trích tươi và đông lạnh cho thị trường Nhật Bản.

Nga đã và sẽ tiếp tục là một thị trường quan trọng cho cá biển nhỏ. Bất chấp lệnh cấm nhập khẩu cá từ các nước phương Tây, vốn là nhà cung cấp chính, nhập khẩu cá thu đông lạnh của Nga trong quý 1/2016 tăng mạnh so với quý 1/2015, từ 7.200 tấn lên 16.800 tấn, chủ yếu từ Faroe Islands.

Cá sardines đóng hộp ngày càng được ưa chuộng tại Mỹ. Nhập khẩu cá sardine đóng hộp của Mỹ tăng 28% trong quý 1/2016 so với quý 1/2015. Ba Lan nổi lên là nhà cung cấp hàng đầu cá sardines đóng hộp cho thị trường Mỹ, chiếm 24%, theo sau là Morocco, Trung Quốc và Ecuador.

Theo Globefish



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường